Ngân hàng Nhật, Mỹ, châu Âu và kịch bản thiệt hại đến 150 tỷ USD tại thị trường Nga
Các ngân hàng châu Âu hiện đang là đối tượng cho vay lớn nhất cho Nga, theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).
- 04-03-2022VPB vừa mở cửa đã "tím", khối ngoại ồ ạt mua vào hơn 23 triệu cp sau hơn nửa năm "xả" mạnh, chuyện gì đang xảy ra?
- 04-03-2022Bỏ việc ngân hàng để đánh chứng khoán, 9x Hà Nội từ lãi bạc tỷ rồi rớt vực, trắng tay chỉ vài ngày
- 04-03-2022Doanh nghiệp vàng bất ngờ đẩy tăng mạnh giá mua vào, lên cao kỷ lục
Các ngân hàng tại Nhật, Mỹ và châu Âu nhiều khả năng sẽ thua lỗ lớn với hoạt động của họ tại Nga khi mà các biện pháp trừng phạt và làn sóng các doanh nghiệp toàn cầu rời đi khiến cho triển vọng lợi nhuận của họ trở nên bi quan, ngoài ra họ cũng đương đầu với khả năng khó thu hồi được ước tính 150 tỷ USD tiền nợ của Nga và doanh nghiệp nước này.
Theo Nikkei, nhà điều hành tại một trong những ngân hàng lớn của Nhật nói: “Các khoản vay tại Nga hiện đang trong tình trạng vỡ nợ”.
Mới đây, Reuters đưa tin rằng doanh nghiệp xây dựng hệ thống đường ống khí đốt Nord Stream 2 kết nối giữa Đức và Nga đang cân nhắc nộp hồ sơ xin vỡ nợ. Dù rằng hoạt động xây dựng đã hoàn tất, Đức công bố sẽ không chứng nhận cho dự án này bởi nhiều lý do thương mại.
Các thỏa thuận cấp vốn cho các dự án như vậy bao gồm cả điều khoản về sự bất khả kháng, họ chấp thuận giãn các điều kiện tạm thời trong các hoàn cảnh như chiến tranh hoặc trừng phạt kinh tế. Điều này đồng nghĩa các con nợ hiếm khi vỡ nợ miễn rằng họ vẫn đang còn hoạt động. Tuy nhiên bản thân dự án đó có thể sụp đổ nếu như các nước như Mỹ hay Nhật áp dụng các biện pháp trừng phạt mới với Nga, gây tổn hại đến dịch vụ của họ.
Ngoài 3 ngân hàng lớn của Nhật bao gồm Mitsubishi UFJ Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group và Mizuho Financial Group, ngân hàng nhà nước JBIC cũng tham gia vào cấp vốn cho các dự án tại Nga. Họ cũng từng liên quan đến dự án đường ống Nord Stream 1 trong quá khứ. Công ty Amur Gas Chemical Complex, dự kiến sẽ hoàn thành tại khu vực viễn Đông của Nga trong năm 2024, được cho rằng cũng được cấp vốn một phần từ Nhật.
Không có dự án nào trong số các dự án trên bị các biện pháp trừng phạt nhắm đến. Tuy nhiên doanh thu của họ có thể cạn kiệt nếu các thành viên rút đi. Exxon Mobile và Shell đã công bố họ sẽ rút khỏi dự án dầu và khí đốt Sakhalin 1 và Sakhalin-2 tại Nga.
Các ngân hàng châu Âu hiện đang là đối tượng cho vay lớn nhất cho Nga, theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS). Pháp đứng đầu với tổng khoản nợ ước tính 32,6 tỷ USD tính đến cuối tháng 9/2021, sau đó đến Italy là 30,9 tỷ USD. Áo có 22,7 tỷ USD nợ tại Nga. Còn nếu tính theo riêng các tổ chức ngân hàng, Nga chiếm khoảng 9% trong tổng số nợ tại ngân hàng Raiffeisen Bank International cũng như 1,7% tại ngân hàng Pháp Societe Generale và 1,6% tại UniCredit.
Mỹ hiện nắm 25,3 tỷ USD nợ tại Nga, còn tổng số nợ mà phía Nhật nắm giữ ước tính tương đương 11,5 tỷ USD. Vào ngày thứ Hai, Citigroup công bố ngân hàng này hiện đang có các khoản nợ ước tính khoảng 10 tỷ USD tại Nga, trong đó có liên quan đến tái cấp vốn, chứng khoán hóa và tiền gửi.
UniCredit kiếm được nhiều tiền từ Nga hơn so với bất kỳ tổ chức tài chính nào trên thế giới, gần đây, UniCredit công bố lợi nhuận 2,4 tỷ USD, theo tính toán của QUICK-FactSet. Nga là thị trường chủ chốt của ngân hàng.
Trong nhóm các ngân hàng Nhật, tổ chức tài chính Mitsubishi UFJ công bố lợi nhuận tại Nga cao nhất đạt 190,2 triệu USD, sau đó đến Mizuho với 120,5 triệu USD, Sumitomo Mitsui ước tính 24,5 triệu USD.
Tổng giá trị các khoản vay mà nhóm các ngân hàng trên dành cho thị trường Nga đã giảm đáng kể tính từ khi Moscow tấn công vào Crimea, thực tế này khiến cho các ngân hàng phương Tây hạn chế cấp tín dụng ở đây. Con số này sau đó đã giảm xuống còn 539,1 tỷ yên tức 469 tỷ USD từ mức 1,6 nghìn tỷ yên vào tháng 3/2014.
Tuy nhiên, con số 500 tỷ yên tương đương khoảng hơn 20% lợi nhuận ròng của nhóm các ngân hàng lớn trong năm tài khóa kết thúc vào tháng này. Dù rằng không phải tất cả các khoản tín dụng có thể bị mất nhưng các ngân hàng vẫn phải dành cho dự phòng thua lỗ trong tương lai nếu triển vọng tín dụng của bên vay tiền rơi xuống quá thấp.
BizLive