Ngân hàng rao bán 37 xe bus Bắc Hà để xử lý nợ xấu
Công ty TNHH Bắc Hà là nhà thầu từng khai thác 5 tuyến xe buýt tại Hà Nội gồm 41, 42, 43, 44, 45
- 25-10-2023VNBA: Các ngân hàng khó khăn, nợ xấu có xu hướng tăng cao, dự báo kết quả hoạt động giảm mạnh đặc biệt là ngân hàng nhỏ
- 15-10-2023Agribank rao bán khoản nợ xấu gần 300 tỷ, thế chấp bằng Khu vui chơi giải trí Suối Cát, Bình Thuận
- 14-10-2023Nợ xấu tăng mạnh
Agribank Chi nhánh Bắc Ninh vừa thông báo bán đấu giá 37 xe buýt là tài sản thế chấp của Công ty TNHH Bắc với tổng giá khởi điểm là gần 13,5 tỷ đồng.
Cụ thể, 37 chiếc xe này gồm hai loại, sản xuất năm 2013 được bán giá khởi điểm khoảng 320 triệu đồng, sản xuất năm 2014 được bán giá khởi điểm khoảng 420 triệu đồng một chiếc.
Công ty TNHH Bắc Hà có khoảng 200 nhân viên, là nhà thầu từng khai thác 5 tuyến xe buýt tại Hà Nội, gồm tuyến số 41 (Nghi Tàm - bến Giáp Bát); số 42 (bến xe Giáp Bát - Đức Giang); số 43 (Công viên Thống Nhất - thị trấn Đông Anh); số 44 (Trần Khánh Dư - bến Mỹ Đình); số 45 (Times City - Nam Thăng Long). Đầu tháng 7 năm ngoái, doanh nghiệp này xin dừng khai thác 5 tuyến buýt do doanh thu sụt giảm, thiếu vốn.
Theo lãnh đạo Công ty TNHH Bắc Hà, qua 2 năm xảy ra đại dịch COVID-19, lĩnh vực vận tải bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đợt bùng dịch lần thứ 4 ở Việt Nam (27/4/2021), tâm dịch ban đầu chính là ở Bắc Giang, nơi Công ty Bắc Hà đặt trụ sở chính nên hoạt động kinh doanh dừng hẳn trong thời gian dài.
Do không có doanh thu nhưng công ty vẫn phải duy trì hoạt động làm cạn kiệt vốn lưu động, hạn mức vay sử dụng hết dẫn đến việc mất khả năng thanh toán các chi phí thiết yếu như lương, nhiên liệu, sửa chữa, bến bãi cũng như các khoản nợ đến hạn của ngân hàng.
Toàn bộ 57 ôtô phục vụ 5 tuyến buýt số 41 đến 45 đều được Công ty Bắc Hà thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh để vay vốn kinh doanh.
Ngày 24/6/2022, Công ty Bắc Hà nhận được thông báo đã nợ quá hạn 55 ngày đối với số tiền gốc hơn 56,511 tỷ đồng.
Nhịp sống Thị trường