Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam xuống 2%
Mức dự báo này dựa trên cơ sở GDP quý 3 suy giảm sâu so với cùng kỳ năm ngoái.
- 13-10-2021WB lý giải nguyên nhân tháng 9 ghi nhận bội chi lớn, nhưng cân đối ngân sách 9 tháng vẫn bội thu
- 13-10-2021Bloomberg: Các 'ông lớn' Samsung, Intel dự kiến khôi phục sản xuất hoàn toàn vào tháng tới?
- 13-10-2021Vì sao khi già hoá dân số càng nhanh, khác biệt giữa người có lương hưu và không có lương hưu của Việt Nam càng rõ
Vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 10/2021. Theo đó, tổ chức này ước tính tăng trưởng năm nay của Việt Nam đạt 2-2,5%, thấp hơn đáng kể so với dự báo 4,8% công bố hồi tháng 9.
Mức dự báo mới dựa trên cơ sở GDP quý 3 suy giảm sâu 6,2% so với cùng kỳ năm trước, và mức độ kinh tế phục hồi mạnh mẽ trong quý 4 khi hai đầu tàu kinh tế Hà Nội, TP. HCM đang gỡ bỏ dần các lệnh hạn chế.
Song, WB cho hay, việc vận hành trở lại của nền kinh tế cũng sẽ đối diện với một số thách thức trong thời gian tới. Trong đó, tổ chức này lưu ý đến rủi ro thiếu hụt lao động, gián đoạn chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và cung cấp dịch vụ.
Nhằm gỡ bỏ những nút thắt về logistics, WB nhấn mạnh Việt Nam cần tiếp tục thực hiện xét nghiệm và tiêm vaccine, đồng thời khuyến khích dịch chuyển lao động.
Cùng với đó, các cấp có thẩm quyền nên áp dụng chính sách tài khóa mở rộng và sử dụng các công cụ tài khóa khác nhau trong khả năng để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Trước hết là giảm sự cứng nhắc về thủ tục trong chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tổng cầu.
Thứ hai là mở rộng hơn nữa việc hỗ trợ cho người lao động cả nhóm chính thức lẫn phi chính thức, cũng như các hộ gia đình. Nhờ vậy, người lao động có thể vượt qua khó khăn, sớm quay lại sản xuất bình thường.
Thứ ba, Việt Nam cũng cần tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp để tái khởi động các hoạt động kinh doanh sau một thời kỳ dài đóng cửa, đặc biệt trong ngành dịch vụ du lịch, ăn uống và lưu trú.