Ngân hàng Xây Dựng nói không thiệt hại vì đã giải ngân cho Phương Trang
Phía ngân hàng Xây Dựng cho rằng đã giải ngân cho nhóm Phương Trang nên việc Hứa Thị Phấn và đồng phạm chiếm đoạt 5.265 tỉ đồng là thiệt hại của nhóm Phương Trang chứ không phải ngân hàng.
- 01-02-2018Ngân hàng Xây dựng xác nhận rõ ràng các đường đi của dòng tiền tăng vốn điều lệ của VNCB
- 28-01-2018Kết luận điều tra: Kê biên phòng giao dịch Ngân hàng Xây Dựng tại TP.HCM
- 26-01-2018BIDV khẳng định làm đúng, không có trách nhiệm phải hoàn trả tiền Ngân hàng Xây Dựng
Ngày 26-5, TAND tiếp tục xét xử bị cáo Hứa Thị Phấn và 27 đồng phạm về 2 tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Tại phiên tòa, các luật sư và đại diện của ngân hàng Xây Dựng (CB) đề nghị HĐXX chấp nhận đơn yêu cầu của CB, bàn giao căn nhà nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch cho ngân hàng để cấn trừ nghĩa vụ bồi thường của bà Phấn. Ngoài ra, CB còn yêu cầu bà Phấn phải bồi thường 1.105 tỉ đồng thiệt hại còn lại cho ngân hàng.
Về cáo buộc Hứa Thị Phấn và đồng phạm hạch toán thu chi khống, đẩy dư nợ cho công ty Phương Trang 5.256 tỉ đồng, CB cho rằng cần phải xem xét lại.
Toàn bộ hồ sơ tài liệu có trong vụ án đều cho rằng Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) đã giải ngân 16.486 tỉ đồng nhưng nhóm Phương Trang chỉ thực nhận 3,936 tỉ đồng. Trong khi đó, CB đã giải ngân đầy đủ 82 khoản vay cho Công ty Phương Trang bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng vay.
Các luật sư có mặt tại phiên tòa.
LS Nguyễn Xuân Anh (bảo vệ cho quyền và lợi ích của CB) trình bày: "Cơ quan tố tụng cho rằng nhóm Phương Trang nhận được không đầy đủ tiền giải ngân, loại bỏ một phần trách nhiệm trả nợ của Công ty Phương Trang, biến dư nợ này thành thiệt hại của Trustbank là không chính xác với diễn biến sự việc trên thực tế và trái với các quy định của pháp luật về ngân hàng"
Theo luật sư, với trường hợp giải ngân bằng hình thức chuyển khoản, không bắt buộc ngân hàng phải giao tiền mặt mới được coi là khách hàng đã nhận được tiền, mà chỉ cần tài khoản của khách hàng vay đã được hệ thống ngân hàng ghi nhận số tiền giải ngân thì đồng nghĩa với nghĩa vụ giải ngân của ngân hàng đã hoàn thành.
Việc khách hàng vay sử dụng tiền vay vào việc chuyển cho bên thứ ba sử dụng là thỏa thuận riêng của khách hàng vay với bên thứ ba. Nếu giao dịch giữa khách hàng và bên thứ ba này có tranh chấp thì đây là tranh chấp giữa bên thứ 3 với khách, không liên quan đến khoản nợ mà khách hàng đã vay.
Cụ thể, CB cho rằng bà Hứa Thị Phấn đã có những giao dịch với tư cách cá nhân với nhóm Phương Trang. Do 5.265 tỉ đồng giải ngân đã chuyển quyền sở hữu cho khách nên đây là tranh chấp giữa nhóm Phương Trang với bà Phấn và các công ty, cá nhân của nhóm Phú Mỹ. Nếu có việc thất thoát, mất tiền thì đây là thiệt hại của chủ tài khoản, không liên quan đến hợp đồng tín dụng ký với ngân hàng.
Theo cáo trạng, đầu năm 2007, Hứa Thị Phấn cùng Công ty CP Đầu tư phát triển Phú Mỹ và 14 cá nhân có quan hệ gia đình và họ hàng, đứng tên giúp Hứa Thị Phấn (gọi tắt là nhóm Phú Mỹ) đã mua hơn 254,7 triệu cổ phần của TrustBank (tương đương 2.547 tỉ đồng, chiếm 84,92 % vốn điều lệ).
Đồng thời, bà Phấn còn nắm giữ chức vụ cố vấn cao cấp HĐQT của ngân hàng này. Bà Phấn bị cáo buộc chỉ đạo điều hành mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng và hoạt động thu - chi tiền mặt, thực hiện và chỉ đạo nhân viên ngân hàng thực hiện các hành vi trái pháp luật để rút tiền, chiếm đoạt, sử dụng trái phép luật gây thiệt hại cho Trustbank hàng ngàn tỷ đồng.
Cụ thể, bà Phấn đã thông qua các bị can khác chỉ đạo Công ty TrustAsset của Trustbank (không có chức năng thẩm định giá) thẩm định giá, nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch mua bán lòng vòng căn nhà, sau đó bán cho TrustBank, chiếm đoạt và gây thiệt hại hơn 1.105 tỉ đồng.
Ngoài ra, bà Phấn còn bị truy tố về hành vi vi hạch toán thu chi khống vi phạm các quy định của pháp luật. Tổng số tiền bà Hứa Thị Phấn chỉ đạo thu khống để sử dụng bất hợp pháp hơn 5.256 tỷ đồng.
Người lao động