Ngành công nghiệp định vị vệ tinh của Trung Quốc đạt sản lượng 74 tỷ USD
Ngành định vị vệ tinh của Trung Quốc dự kiến tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trong những năm tới, khi nước này đang nỗ lực củng cố vị thế của hệ thống BeiDou.
- 22-05-2024Thống đốc FED ‘dội gáo nước lạnh’ vào kỳ vọng cắt giảm lãi suất: Trước tiên điều này phải xảy ra để làm bằng chứng thuyết phục
- 22-05-2024Một loại quả 'rẻ bèo' ở chợ Việt hoá thành ‘ngọc đỏ quý hiếm’ hơn 10 triệu VNĐ 1 quả, mất 15 năm lai tạo, ‘sơ hở’ là cháy hàng
- 22-05-2024Lao động trẻ ‘thấm đòn’ khủng hoảng BĐS Trung Quốc: Từng tiêu tiền không phải nghĩ giờ lại dùng đồ giảm giá, bớt chơi bời bên ngoài, thậm chí hoãn sinh con vì thu nhập lao dốc
Theo sách trắng do Hiệp hội Hệ thống Vệ tinh Định vị Toàn cầu và Dịch vụ Định vị Vị trí Trung Quốc (GLAC) công bố cuối tuần qua, giá trị của các dịch vụ định vị vệ tinh và dựa trên vị trí của Trung Quốc đã đạt 536,2 tỷ nhân dân tệ (74,2 tỷ USD) vào năm ngoái, tăng 7,09% so với năm 2022.
Ngành công nghiệp định vị vệ tinh của Trung Quốc, tập trung vào hệ thống định vị BeiDou - tương đương với Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) của Mỹ, đã bao phủ nhiều lĩnh vực, từ chip và thiết bị đến thuật toán và dữ liệu. Ngành này đã tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây, từ 12,7 tỷ nhân dân tệ (1,7 tỷ USD) vào năm 2006.
Báo cáo của GLAC cho biết, cùng với đà phục hồi phát triển kinh tế, cũng như tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số và nâng cấp thông minh trong các ngành khác nhau, nhu cầu về thiết bị định vị vệ tinh và dữ liệu thời gian thực cũng tăng vọt trong năm ngoái.
Báo cáo cho biết, Trung Quốc đã có 20.000 thực thể trên thị trường lĩnh vực này, tạo việc làm cho gần 1 triệu người. Dự kiến ngành này sẽ quay trở lại đường đua phát triển trong những năm tới.
Vệ tinh BeiDou đầu tiên được phóng vào năm 2000, và 20 năm sau đó, Trung Quốc chính thức ra mắt hệ thống thế hệ thứ ba của mình và bắt đầu cung cấp dịch vụ cho các đối tác trong Sáng kiến Vành đai và Con đường.
BeiDou và GPS là hai trong số bốn nhà cung cấp cốt lõi của các hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu, cùng với Hệ thống Vệ tinh Định vị Toàn cầu GLONASS của Nga, và Galileo của Liên minh Châu Âu (EU).
Trong tuyên bố chung nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần trước, Bắc Kinh và Moskva đã nhất trí tăng cường hợp tác trong việc ứng dụng BeiDou và GLONASS.
Trung Quốc và Nga cho biết họ sẽ củng cố quan hệ đối tác không gian lâu dài, bao gồm hợp tác về hệ thống định vị cũng như các chương trình vũ trụ, chẳng hạn như kế hoạch xây dựng trạm nghiên cứu khoa học quốc tế trên Mặt trăng.
Năm 2018, chính phủ hai bên cung đã ký một thỏa thuận mang tên "Hợp tác sử dụng hòa bình BeiDou và GLONASS" để hình thành khuôn khổ hợp tác.
BeiDou đã được Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế công nhận vào tháng 11/2023 là một trong những tiêu chuẩn của tổ chức này, trở thành hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu cho các chuyến bay dân dụng trên toàn thế giới.
Sách trắng cho biết, sự tiến bộ không ngừng trong tầm ảnh hưởng quốc tế của BeiDou sẽ thúc đẩy các ứng dụng ở nước ngoài. Một số doanh nghiệp trong nước đang tích cực mở rộng thị trường nước ngoài và doanh thu liên quan tăng trưởng đáng kể, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15%.
BeiDou được sử dụng rộng rãi trong điện thoại thông minh, thiết bị đeo và các sản phẩm tiêu dùng khác. Năm ngoái, 98% điện thoại thông minh sản xuất ở Trung Quốc hỗ trợ chức năng định vị BeiDou.
VTC News