Ngành dầu khí Mỹ đối diện thảm họa trị giá 280 tỷ USD
Đằng sau thành tích lịch sử của Mỹ về sản xuất và xuất khẩu dầu khí, cũng ẩn chứa những thách thức ấn tượng không kém.
- 18-08-2024Trung Quốc xây thần tốc giàn khoan nặng nhất thế giới cho ‘ông lớn’ dầu mỏ thuộc BRICS: Cao 24 tầng, nặng 17.000 tấn, sàn rộng bằng 15 sân bóng rổ, vận chuyển 24 triệu tấn dầu và 7,4 tỷ m3 khí đốt
- 16-08-2024Rộ tin 2 'ông lớn' trong BRICS mua bán dầu bằng tiền số: Nỗ lực phi đô la hoá đã có bước ngoặt mới?
- 15-08-2024Tức tối vì lệnh trừng phạt vô hiệu, Mỹ muốn siết thêm ‘vòng kim cô’ đối với ‘trùm’ dầu mỏ thuộc BRICS
Sau hơn 150 năm sản xuất dầu khí ở Hoa Kỳ, hàng triệu giếng khai thác ngừng hoạt động vẫn nằm rải rác trên khắp đất nước.
Mặc dù không còn dầu hay khí đốt để bơm ra ngoài, nhưng các lỗ trên lớp vỏ vẫn hoạt động mạnh.
Như trang Oilprice viết, thật không may, thứ mà nước Mỹ đang đối diện lại là một "hộp độc tố Pandora" thực sự, gây ra mối đe dọa lớn đến hạnh phúc của người dân địa phương và môi trường.
Đặc biệt, điều này đã trở thành một vấn đề lớn ở Texas, nơi có lưu vực Permian - trung tâm của cuộc cách mạng đá phiến ở Mỹ đồng thời là mỏ dầu lớn nhất quốc gia. Hàng tỷ gallon nước thải đã được bơm vào các hồ chứa dưới lòng đất và nhiều khả năng góp phần gây ra vấn đề các giếng bị tắc trước đây đang bắt đầu hoạt động trở lại.
Nhiều giếng trong số này (gọi là giếng zombie), được phân loại là "tài sản mồ côi", có nghĩa không còn chủ sở hữu chính thức, do vậy việc xử lý chúng đã trở thành trách nhiệm của chính phủ Hoa Kỳ.
Mặc dù Mỹ đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết vấn đề "giếng mồ côi" đang lan rộng, đặc biệt là nhờ dự luật cơ sở hạ tầng được lưỡng đảng thông qua gần đây để phân bổ 4,7 tỷ USD cho mục đích này, nhưng vẫn còn nhiều thứ cần giải quyết, điều mà Washington không thể bỏ qua được nữa.
Theo một báo cáo năm 2023 của Cơ quan giám sát môi trường Carbon Tracker, trong khi các công ty tư nhân và nhà nước đã nỗ lực theo thời gian để bịt kín các giếng cũ đúng cách nhằm ngăn chúng rò rỉ khí và hóa chất độc hại, thì khoảng 2,6 triệu giếng vẫn chưa được niêm phong, và đây chỉ là những đối tượng được biết đến.
Báo cáo cho biết thời gian qua có thêm 1,2 triệu giếng chưa đăng ký trên toàn quốc, các chuyên gia dự đoán rằng việc xử lý 2,6 triệu giếng trên bản đồ thảm họa sẽ tiêu tốn tới 280 tỷ USD.
Điều này nghĩa là dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 4,7 tỷ USD của lưỡng đảng sẽ có ít tác động đến ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ và thảm họa sẽ vẫn đe dọa nước Mỹ trong nhiều năm tới.
Giáo Dục Thời Đại