Ngành kinh doanh siêu lợi nhuận khi bán một tờ giấy với giá 14,000 USD: Trung Quốc mạnh tay xử lý nạn giấy chứng sinh giả để ngăn chặn buôn bán trẻ em
Quy định nhận con nuôi nghiêm ngặt và ham muốn kiếm lời từ việc mang thai hộ biến việc mua bán, làm giả giấy chứng sinh tại Trung Quốc thành một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận.
- 29-11-2023Dân Trung Quốc ngày càng mê xổ số
- 29-11-2023Trung Quốc chôn hàng triệu tấn đường ray thường và cao tốc mỗi năm, tại sao không "bán đồng nát"?
- 14-11-2023Nhiều bệnh viện ở Trung Quốc bị phát giác bán giấy chứng sinh
- 20-11-2017Đột phá của Liên Hiệp Quốc: dùng blockchain để chống nạn buôn bán trẻ em
Cơ quan quản lý y tế hàng đầu của Trung Quốc cam kết sẽ trấn áp hoạt động mua bán và làm giả giấy chứng sinh sau khi xuất hiện các báo cáo cáo buộc một số bệnh viện trên toàn quốc tiếp tay cho việc che giấu danh tính thực sự của trẻ em từ các trường hợp buôn bán và mang thai hộ.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) đã cử các đoàn giám sát đến các tỉnh Hồ Bắc, Quảng Đông và Quảng Tây để hướng dẫn chính quyền địa phương điều tra kỹ lưỡng về việc bán giấy chứng sinh bất hợp pháp. Cơ quan này cũng sẽ tiến hành các cuộc thanh tra đặc biệt về việc quản lý tiêu chuẩn giấy chứng sinh trên toàn quốc.
Các động thái được đưa ra sau khi lãnh đạo cấp cao của ba bệnh viện bị điều tra với cáo buộc tham gia bán giấy chứng sinh bất hợp pháp.
Bất chấp những nỗ lực của quốc gia và địa phương trong việc thắt chặt quản lý giấy chứng sinh trong những năm gần đây, tình trạng giả mạo hoặc thông đồng với các cơ sở y tế để cấp giấy chứng sinh với thông tin sai lệch vẫn cực kỳ nhức nhối.
Các chuyên gia và nhà hoạt động chống buôn bán trẻ em nói với tờ Caixin (Trung Quốc) rằng các hoạt động này không chỉ vì mục đích kiếm lời mà còn cho thấy nhu cầu nhận nuôi trẻ em và các giấy tờ pháp lý – vốn không thể có được qua các kênh hợp pháp.
Yuan Bin, giáo sư tại Trường Khoa học Luật Hình sự thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, cho biết: “Việc nhiều cặp đôi vô sinh muốn có con đã dẫn đến các giao dịch phi pháp một cách tự nhiên.” Một đầu là những người mua mà vấn đề sinh sản không thể được giải quyết thông qua các kênh hợp pháp, và một đầu là bố mẹ hoặc người mang thai hộ muốn bán con của họ. Ở giữa là những người trung gian đẩy giá lên tới 100.000 nhân dân tệ (14.000 USD) cho mỗi giấy chứng sinh trên thị trường chợ đen.
Vị giáo sư này nói thêm rằng đã có sự thay đổi về cơ cấu trong hoạt động buôn bán trẻ em những năm gần đây, đồng thời lưu ý rằng ngày càng có nhiều cha mẹ ruột bán con của mình để kiếm lời dưới chiêu bài cho chúng làm con nuôi.
Dữ liệu của tòa án cho thấy trong số 363 vụ án liên quan đến 380 trẻ em bị bắt cóc trên khắp đất nước từ năm 2014 đến năm 2015, 40% trong số này đã bị cha mẹ ruột của chúng bán, một báo cáo năm 2015 của Southern Metropolis Daily cho biết.
Theo một bài báo được xuất bản năm 2017 bởi Xing Hongmei – phó hiệu trưởng trường luật tại Đại học Phụ nữ Trung Quốc, hành động này xuất phát từ mong muốn giảm bớt gánh nặng tài chính của các gia đình nghèo hoặc đông con, phụ nữ không thể nuôi con một mình sau khi sinh con ngoài giá thú, hay đơn thuần là muốn kiếm tiền từ việc mang thai hộ.
Một yếu tố khác đằng sau việc làm giả giấy chứng sinh nằm ở hệ thống và thủ tục nhận con nuôi nghiêm ngặt ở Trung Quốc. Theo Luật Dân sự của nước này, người nhận nuôi phải không có con trong khi con nuôi phải là trẻ mồ côi, hoặc cha mẹ mất tích hoặc không thể chu cấp cho con do khó khăn đặc biệt như bệnh hiểm nghèo.
Ngoài ra, việc mang thai hộ – vốn là bất hợp pháp tại Trung Quốc cũng thúc đẩy nhu cầu về giấy chứng sinh giả. Với sự tiếp tay của các cơ sở y tế, thông tin của người mua được dùng để đăng ký với bệnh viện khi người mẹ mang thai hộ được ba tháng, đồng thời thông tin của người mua cũng được liệt kê trong phần thông tin về cha mẹ trên giấy chứng sinh khi đứa trẻ chào đời. Trong một số trường hợp, người mua chọn nộp kết quả xét nghiệm quan hệ cha con sau khi đứa trẻ được sinh ra và sử dụng kết quả đó để làm giấy khai chứng nhằm tránh rủi ro.
Trong những năm gần đây, quy định giám sát giấy chứng sinh đã trở nên chặt chẽ hơn. Vào tháng 6, hơn mười cơ quan, bao gồm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc và Tòa án Nhân dân Tối cao, đã công bố chiến dịch kéo dài sáu tháng nhằm trấn áp các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến việc sử dụng trái phép công nghệ hỗ trợ sinh sản do con người hỗ trợ, bao gồm cả việc mang thai hộ và bán, làm giả giấy chứng sinh.
Tham khảo: Nikkei
Nhịp sống Thị trường