MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc chôn hàng triệu tấn đường ray thường và cao tốc mỗi năm, tại sao không "bán đồng nát"?

29-11-2023 - 07:23 AM | Tài chính quốc tế

Mạng lưới đường sắt thông thường và đường sắt cao tốc khổng lồ của Trung Quốc có thể "thải" ra hàng triệu tấn đường ray phế liệu mỗi năm.

Trung Quốc thay thế hàng triệu tấn đường ray mỗi năm

Đường sắt thông thường và đường sắt cao tốc (HSR) hiện đã trở thành một trong những phương tiện phổ biến để người dân Trung Quốc di chuyển đến hầu hết các khu vực của đất nước tỷ dân.

Và để đạt được điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã phải xây dựng rất nhiều tuyến đường sắt, sử dung lượng lớn đường ray.

Nhưng đường ray cũng có tuổi thọ và sau một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn, và mỗi năm người Trung Quốc lại phải thay thế hàng triệu tấn đường ray.

Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu về sự khác biệt giữa đường ray của đường sắt thông thường và đường sắt cao tốc. Nếu tinh mắt, bạn sẽ thấy rằng bên cạnh đường ray đường sắt thông thường là một lớp đá, nhưng chúng không xuất hiện ở đường ray HSR. Tại sao lại thế?

Tốc độ của tàu cao tốc có thể đạt trên 300 km/h, trong khi tốc độ tối đa của tàu hỏa thông thường chỉ khoảng 100-160 km/h. Điều này tạo ra khác biệt đáng kể về kết cấu và vật liệu giữa đường ray HSR và đường ray thông thường để thích ứng với các yêu cầu về tốc độ.

Đường sắt thông thường chủ yếu được trải lớp đá có tên gọi là đá ba lát (tiếng Anh: ballast) giúp phân tán áp lực lên đường ray, giảm chấn động và tiếng ồn, đồng thời có thể kéo dài tuổi thọ sử dụng của đường ray.

Trung Quốc chôn hàng triệu tấn đường ray thường và cao tốc mỗi năm, tại sao không "bán đồng nát"? - Ảnh 1.

Tuy nhiên, đường ray có đá ba lát không có yêu cầu cao về độ phẳng, chỉ phù hợp khi chạy ở tốc độ thấp, đường sắt tốc độ cao có yêu cầu rất cao về độ phẳng của đường, sử dụng đường ray không dằn đá ballast và được cấu kết bằng bê tông hoặc nhựa đường.

Độ phẳng của đường ray HSR phải được kiểm soát trong phạm vi 1 mm vì nếu không tàu cao tốc sẽ rung lắc dữ dội khi di chuyển với tốc độ cao và gây hư hỏng đường ray.

So với đường sắt thông thường, chi phí xây dựng và bảo trì đường ray HSR cao hơn vì các tuyến đường sắt tốc độ cao sử dụng đường ray không dằn, đòi hỏi một lượng lớn bê tông và nhựa đường chất lượng cao.

Việc lắp đặt đường ray cho HSR cũng đòi hỏi tiêu chuẩn cao - dẫn tới chi phí nhân công và vật tư rất lớn.

Tuổi thọ sử dụng của đường ray không dằn có thể lên tới 60 năm, nhưng để đảm bảo an toàn, độ hao mòn cần được kiểm tra thường xuyên và khi vượt quá một tiêu chuẩn nhất định sẽ phải thay thế kịp thời.

Trung Quốc chôn hàng triệu tấn đường ray thường và cao tốc mỗi năm, tại sao không "bán đồng nát"? - Ảnh 2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ đường ray

Tuổi thọ sử dụng của đường ray tùy thuộc vào chính vật liệu làm ra chúng.

Khi chọn loại đường ray, người ta chủ yếu cân nhắc 3 điểm. Đầu tiên là chúng phải đủ cứng để chịu được trọng lượng của tàu, thứ hai là đủ dẻo dai để không bị đứt gãy khi tàu chạy cuối cùng và phải có đủ khả năng chống mài mòn để chịu được thời gian vận hành lâu dài.

Vì lý do này, Trung Quốc chủ yếu sử dụng thép mangan để làm đường ray, loại vật liệu này có độ cứng và độ dẻo dai cao, đồng thời bề mặt có thể tạo thành màng oxit để bảo vệ kết cấu bên trong.

Tuy nhiên, tuổi thọ đường ray làm từ cùng một loại vật liệu cũng rất khác nhau nếu được đặt ở các vị trí khác nhau - chủ yếu liên quan đến tần suất hoạt động và tải trọng của tàu trong khu vực đó.

Trung Quốc chôn hàng triệu tấn đường ray thường và cao tốc mỗi năm, tại sao không "bán đồng nát"? - Ảnh 3.

Trên các tuyến chở hàng nặng - đường ray chịu áp lực rất lớn và cần được thay thế hàng năm. Tuy nhiên, các tuyến vận tải hành khách hạng nhẹ, đường ray có thể được sử dụng trong vòng 7 đến 8 năm.

Trong quá trình sử dụng, các nhân viên đường sắt sẽ thường xuyên kiểm tra đường ray và nếu phát hiện hiện tượng mòn nghiêm trọng hoặc hư hỏng bên trong, đường ray sẽ được thay thế kịp thời để đảm bảo vận hành an toàn.

Vậy những đường ray bị thay thế sẽ đi đâu?

Thay vì tái chế, người Trung Quốc lại chôn đường ray?

Đối với những đường ray bị thay thế, tùy theo tình hình cụ thể của chúng ngành đường sắt Trung Quốc sẽ có những biện pháp xử lý khác nhau. Đối với những đường ray bị mòn nhẹ, trước tiên họ sẽ cất giữ chúng tại các ga, bãi bảo dưỡng để dự phòng.

Nhưng nếu độ mòn nghiêm trọng cần phải loại bỏ và nếu điều kiện vận chuyển cho phép, họ sẽ cho lên xe tải và vận chuyển đến nhà máy thép.

Thép dùng làm đường ray có chất lượng cao, có thể nấu chảy và tái sử dụng trong công nghiệp vừa giúp tiết kiệm năng lượng so với sản xuất từ đầu vừa giúp bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên không phải đường ray nào ở Trung Quốc cũng được tái chế. Đặc biệt là đường ray HSR.

Trung Quốc chôn hàng triệu tấn đường ray thường và cao tốc mỗi năm, tại sao không "bán đồng nát"? - Ảnh 4.

Lý do là vì mạng lưới HSR ở Trung Quốc trải rộng khắp nước - bao gồm cả các khu vực trong núi sâu, hoang mạc hoặc rừng già - nơi giao thông đi lại rất bất tiện. Việc vận chuyển những đoạn đường ray dài vài km và nặng hơn 1 kg mỗi thanh rất khó khăn.

Vậy tại sao không bán phế liệu?

Đường ray cũ hỏng không có nghĩa là nó vô chủ, tùy ý xử lý - chúng vẫn là tải sản quốc gia và không một cá nhân hoặc doanh nghiệp nào được mua bán chúng khi chưa được phép nếu không sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật.

Cần lưu ý rằng đường sắt Trung Quốc cũng có quy định rõ ràng rằng phế liệu không được chất đống xung quanh đường ray.

Và thay vì mất nhiều thời gian và chi phí vận chuyển, việc chôn đường ray cũ hỏng tại chỗ sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

Trung Quốc chôn hàng triệu tấn đường ray thường và cao tốc mỗi năm, tại sao không "bán đồng nát"? - Ảnh 5.

Theo Hoài Giang

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên