Ngành ngân hàng chuyển mình qua xu hướng Gamification
Gamification hay game hóa trong chiến lược truyền thông đang dần trở thành xu hướng trong vài năm trở lại đây. Ứng dụng linh hoạt tính giải trí vào các hoạt động, chiến lược này đang mang tới hướng đi hoàn toàn mới mẻ trong việc tiếp cận khách hàng.
Xu hướng Gamification trong truyền thông tiếp thị
Khái niệm Gamification đề cập tới việc tích hợp các cơ chế của game như hệ thống nhiệm vụ hoặc trò chơi vào các hoạt động, từ đó thúc đẩy hoạt động xây dựng thương hiệu và khuyến khích việc sử dụng sản phẩm, tính năng của doanh nghiệp. Không giống như những phương pháp truyền thống, "game hóa" nổi bật với các trò chơi nhiều điểm chạm. Đối với giới trẻ, các trò chơi trên mạng xã hội vừa là nơi để họ thoả mãn nhu cầu giải trí cũng như mang tới cơ hội để kiếm thêm chút thu nhập trong thời gian rảnh. Với đối tượng khách hàng trung niên đôi khi trò chơi lại giúp họ "săn" tiền và quà tặng từ các nhãn hàng Việc tất cả các cơ chế như nhiệm vụ, tương tác, trao và nhận quà đều được thực hiện trên một ứng dụng góp phần đem tới sự tiện lợi cho các khách hàng ở mọi lứa tuổi, qua đó, giúp doanh nghiệp tiếp xúc gần gũi hơn với khách hàng, còn khách hàng có thể cảm nhận được sự thân thiện và cảm kích của thương hiệu.
Nghiên cứu "Tác động của Gamification trên mạng xã hội" được thực hiện bởi công ty công nghệ và phần mềm Gigya vào năm 2021 chỉ ra rằng, sử dụng Gamification giúp thương hiệu tăng 68% lượng tương tác trên mạng xã hội. Hoạt động "game hóa" cho phép các doanh nghiệp tạo được sự kết nối và tăng tính gắn kết hơn vớicả khách hàng cũ lẫn khách hàng mới. Ngoài ra, Gamification còn tạo động lực thúc đẩy khách hàng sử dụng các ứng dụng trên điện thoại để tiếp tục trải nghiệm "trò chơi" của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, những dữ liệu thu được từ hoạt động Gamification còn giúp đẩy nhanh quá trình cải tiến sản phẩm và dịch vụ. Việc vận dụng khéo léo các cơ chế này giúp cho hoạt động truyền thông của các thương hiệu trở nên thú vị và dễ thu hút các tệp khách hàng tiềm năng, nhất là đối tượng khách hàng thuộc thế hệ Z.
Hệ thống nhiệm vụ và đua thành tích trên ứng dụng Duolingo
Những năm gần đây, nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của khách hàng, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tích hợp Gamification vào các hoạt động truyền thông của mình. Ứng dụng học ngoại ngữ trực tuyến Duolingo là một ví dụ tiêu biểu nhất cho việc ứng dụng game hoá để tăng lượng tương tác của người dùng. Trong ứng dụng của Duolingo, người dùng chơi trò chơi để đạt được chuỗi thắng, giành được huy hiệu và vương miện thành tích khi họ tiến bộ qua các cấp và đạt đến thứ hạng cao hơn trên bảng điểm. Việc ứng dụng linh hoạt tính cạnh tranh trong việc duy trì chuỗi điểm ấn tượng vào các hoạt động học ngoại ngữ là động lực chính giúp thu hút và tăng tính tương tác cho người dùng.
Gamification trong ngành ngân hàng tiếp cận tệp khách hàng Gen Z
Từ thành công của Duolingo, có thể thấy nhóm đối tượng khách hàng trẻ đang ngày càng đề cao những trải nghiệm thú vị và cơ hội dành được nhiều giải thưởng hấp dẫn một cách đơn giản. Việc các thương hiệu ứng dụng linh hoạt Gamificaiton vừa đem lại sự tin tưởng lớn cho các tệp khách hàng tiềm năng, vừa đóng vai trò là một nguồn thông tin quảng bá những sản phẩm và dịch vụ thú vị. Điều này đặc biệt cần thiết trong ngành tài chính ngân hàng, nơi việc đạt được niềm tin của khách hàng là trọng yếu. Không chỉ mang một diện mạo hoàn toàn mới khi làm sống lại các nhân vật của trò chơi trong hình ảnh của những chú ong vàng, bộ 3 game online còn xuất hiện với đồ họa bắt mắt cùng nhiều thử thách bất ngờ. Khi tham gia, người chơi được thỏa sức thể hiện sự khéo léo với Flappy Bee, nhanh nhạy điều khiển những lưỡi dao thần tốc trong Ninja Bee hay quẩy sôi nổi cùng B's Disco.
"Biệt Đội Ong Vàng" là một bước đi đột phá của MB
Không lâu sau khi ra mắt ứng dụng MBBank, năm 2018 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã tiên phong trong việc tích hợp hình ảnh mascot chú ong eMBee và gamification vào App MBBank. Game tương tác đầu tiên, Săn ong vàng, được ra mắt năm 2018 xoay quanh việc khách hàng có thể đổi lượt quay may mắn qua các giao dịch chuyển tiền. Với xác suất trúng thưởng lớn cùng phần thưởng giá trị cao, trò chơi đã thu hút hàng loạt lượt tải App MBBank và khuyến khích khách hàng sử dụng App để thanh toán.
Sau đó, MB tiếp tục triển khai Game Săn Ong Tỷ Phú phiên bản mới vào năm 2020. Để nhận phần quà, khách hàng chỉ cần đăng nhập vào App MBBank để quay tìm những chú ong may mắn. Mỗi ngày, khách hàng sẽ được cấp 1 lượt quay miễn phí, sau mỗi giao dịch sẽ được nhận thêm lượt quay. Như vậy, càng giao dịch online, khách hàng sẽ càng nhận thêm nhiều cơ hội sở hữu những phần quà hấp dẫn từ MB.
Năm ngoái, MB tiếp tục nâng cấp với màn ra mắt Biệt đội ong vàng, tổng hợp ba minigame giải trí có thể chơi trực tiếp ngay trên App MBBank. Không chỉ mang một diện mạo hoàn toàn mới, bộ ba game còn sở hữu với đồ họa bắt mắt với các cách chơi quen thuộc như thể hiện sự khéo léo với Flappy Bee, nhanh nhạy điều khiển những lưỡi dao thần tốc trong Ninja Bee hay quẩy sôi nổi cùng B's Disco. Chuỗi game của MB đã thu hút giới trẻ với một diện mạo trẻ trung, qua đó tăng độ phủ sóng hình ảnh của ngân hàng với thế hệ Z và kích thích nhóm khách hàng này trải nghiệm thêm nhiều tính năng, sản phẩm mới để có thêm cơ hội nhận những phần thưởng hấp dẫn.
Tiếp tục xu hướng "game hóa" và tiếp tục chuỗi hoạt động truyền thông nhắm vào đối tượng khách hàng trẻ, năm nay MB đã cho ra mắt chuỗi mini game dài kì "Cùng eMBee – Ta đi du hí". Không giống với các trò chơi đơn thuần khác, "Cùng eMBee – Ta đi du hí" là một câu chuyện 10 số về hành trình trải nghiệm và kết nối khắp các tỉnh thành trên cả nước với sự dẫn dắt của mascot Ong eMBee cùng nhiều phần quà hấp dẫn. Với chuỗi truyền thông ứng dụng Gamification, MB tiếp tục khẳng định năng lực công nghệ và tầm nhìn về hệ sinh thái tài phí và phi tài chính.
Chuỗi minigame với nhiều giải thưởng đang được tổ chức trên Fanpage MBBank
Thế hệ trẻ dễ dàng bị thu hút với những thông điệp được truyền tải theo cách đơn giản, thú vị và vui nhộn. Bằng việc ứng dụng Gamification, các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính phức tạp có thể trở nên dễ hiểu và thân thiện hơn, qua đó giúp các ngân hàng tại Việt Nam có thể tiếp cận, gia tăng mức độ phủ sóng cũng như nâng cao động lực trải nghiệm công nghệ của khách hàng.
Tổ quốc