Ngành nông nghiệp đang có mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong nhiều năm trở lại đây
Về tái cơ cấu nông nghiệp, tổng giá trị nông sản xuất khẩu đạt 200 tỷ USD trong 5 năm, thặng dư đưa về cho đất nước là 50 tỷ USD trong đó có 30 nhóm sản phẩm trục quốc gia xuất khẩu từ 1 tỷ USD.
- 26-10-2018Đại biểu QH đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân vì sao số doanh nghiệp giải thể tăng cao
- 26-10-2018Đại biểu QH lo lắng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi 34.000 tỉ đồng vừa mưa đã hỏng
Chiều 26/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội hằng năm và giữa kỳ 2016-2020.
Là một trong hai tư lệnh ngành tham gia báo cáo giải trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, tính đến hết tháng 9, kết quả tăng trưởng chung của ngành đạt 3,65%, là mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây.
Theo Bộ trưởng, tỷ lệ thiệt hại do thiên tai gây ra đến nay đã giảm đáng kể khi chỉ thiệt hại 15.000 tỷ đồng, so với mức hơn 60.000 tỷ cùng kỳ. Tuy nhiên, không thể vì vậy mà chủ quan trước những diễn biến thay đổi khí hậu như hiện nay dù chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc năm.
Bên cạnh việc đề phòng biến đổi khí hậu, thiên tai, Bộ trưởng cũng cho hay cần hết sức cảnh giác trước những hiện tượng của tự nhiên nếu không sẽ ảnh hưởng đến nền nông nghiệp, một ngành có độ mở rất lớn đặc biệt là xuất khẩu, biến động thương mại lớn.
Nguy cơ nữa là dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), nơi rất gần với biên giới Việt Nam, cũng đã xuất hiện dịch bệnh. Bộ trưởng cho rằng, từ nay tới cuối năm chỉ còn 2 tháng nên bất kỳ điều gì xảy ra sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng.
Ngoài ra, để giữ tăng trưởng thì hiện nay các nhà khoa học đều dự báo trạng thái thời tiết năm nay chuyển sang El Nino sẽ gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp do đó, ngay thời điểm này phải có ý thức giữ thành quả 2018, có giải pháp ngay củng cố và giữ thành quả này trong năm 2019.
Về tái cơ cấu nông nghiệp, Bộ trưởng khẳng định, tổng kết 5 năm (2013-2018) cho thấy cơ cấu lại ngành đang đi đúng hướng, sản xuất nông nghiệp có tăng trưởng; nông sản đã xuất khẩu đi 180 quốc gia.
Trong 5 năm, tổng giá trị nông sản xuất khẩu đạt 200 tỷ USD, thặng dư đưa về cho đất nước là 50 tỷ USD trong đó có 30 nhóm sản phẩm trục quốc gia xuất khẩu từ 1 tỷ USD. Các sản phẩm quốc gia, sản phẩm vùng từng bước đều áp dụng công nghệ cao phù hợp với từng quy mô, cấp độ và trình quản trị.
Bộ trưởng đưa ra ví dụ, 5 năm trước giá gạo Việt Nam ở rất thấp, thì hiện đã cao hơn Thái Lan, Ấn Độ... đảm bảo cơ cấu, giá trị. Như năm 2018, xuất khẩu gạo cao nhất về lượng và giá trị.
Ngoài ra, liên quan tới phát triển nông thôn mới, Bộ trưởng nêu một số thách thức nếu không cẩn trọng dẫn tới thực trạng tăng khoảng cách giàu nghèo tại các nơi vùng sâu, vùng xa khi thực hiện nông thôn mới. Dù vậy, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết hơn 40% số xã đã đạt chỉ tiêu nông thôn mới. Về cơ bản sẽ cán đích hoàn thành mục tiêu 50% số xã đạt nông thôn mới trước một năm.
"Tập trung vào thúc đẩy sản xuất, môi trường thông qua xã hội hoá... là những giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới", Bộ trưởng kết luận.
Thời Đại
- Quốc hội quyết chi ngân sách Trung ương 2019 hơn 1 triệu tỷ đồng
- Chi 16.200 tỷ đồng cải cách tiền lương, tinh giản biên chế trong 2019
- Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể: Chúng ta có nhiều bài học 'xương máu'
- Chiều nay Quốc hội biểu quyết thông qua CPTPP
- Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: "Không thể có đại học vô chủ!"