Ngành thương mại điện tử thiếu nhân lực
Nhân sự gen Z đang “chiếm sóng” tại các doanh nghiệp thương mại điện tử
Theo Báo cáo Kinh tế số mới đây của Google, lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh, khoảng 30% mỗi năm.
- 15-09-2022Hiếu PC: 'Tôi hy vọng có thể bảo vệ những người dùng low-tech'
- 15-09-2022Hà Nội thông tin về việc thu sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và sử dụng CCCD gắn chip để thay thế
Dự báo quy mô thị trường TMĐT Việt Nam đạt 39 tỉ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, nhân lực đang là điểm yếu của thị trường TMĐT nước ta. Theo Hiệp hội TMĐT Việt Nam (Vecom), ngành này đang trong tình cảnh "giật gấu vá vai" vì thiếu nhân lực. Theo báo cáo của Vecom, hiện mới có 30% nhân lực ngành TMĐT trải qua đào tạo chính quy; 55% đến từ các ngành có liên quan gần (như kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin); 15% còn lại đến từ các ngành nghề khác.
Hiện nay, kênh chủ yếu để đào tạo nhân lực TMĐT là các trường đại học, cao đẳng. Theo thống kê, cả nước có khoảng 76 trường có đào tạo ngành và chuyên ngành TMĐT, 53 trường đã giảng dạy học phần TMĐT. Dù vậy, thực trạng đào tạo lại gần như toàn bộ sau khi tuyển dụng đang thách thức các doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam thời gian gần đây. Nguyên nhân một phần là do các trường chỉ đào tạo tín chỉ, học phần khá dàn trải, chưa chuyên sâu. Trong khi đó, doanh nghiệp cần nhân sự có khả năng "thực chiến", chuyên sâu các mảng logistics, bán hàng, quản trị TMĐT… Hơn nữa, sinh viên thế hệ Z có đặc điểm nhanh chán, ưa trải nghiệm, định vị bản thân còn mơ hồ, kiến thức và kỹ năng tương tác xã hội kém, nên phải đào tạo lại từ đầu.
Người Lao Động