Ngày 30 Tết, dù bận đến mấy cũng đừng quên xông nhà, tẩy uế để nghênh đón vận may, gia tăng vượng khí
Không chỉ có ý nghĩa phong thủy, xông nhà còn mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe của gia chủ.
- 22-01-20249 năm nữa mới có 30 Tết, hội bị giục cưới nhanh trí nghĩ ra cách đối đáp khi bị hỏi: “Bao giờ cho bác ăn cỗ?”.
- 21-01-2024Suốt 8 năm nữa sẽ không có ngày 30 Tết, đây là sự thật mà nhiều người chưa biết
- 18-01-2024Gần một thập kỷ nữa mới có ngày 30 Tết, một quy luật thời gian mà nhiều người chưa biết
Xông nhà bằng thảo dược là một phương pháp truyền thống mà nhân dân ta vẫn hay sử dụng để loại bỏ mùi hôi ẩm mốc, tăng vượng khí cho ngôi nhà. Phong tục này thường được thực hiện vào dịp lễ Tết, gắn với văn hóa lâu năm của Việt Nam, mỗi năm chỉ thực hiện vài lần. Ngoài mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh, xông nhà bằng thảo dược còn giúp làm sạch không khí, diệt virus, giảm lo âu, căng thẳng và hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp.
Các loại thảo dược thường được dùng để xông nhà là những loại chứa tinh dầu thơm như quế, đại hồi, đinh hương, trầm hương, tràm hương, đàn hương, ngọc am, trần bì, bạch truật, thương truật, bồ kết, bạch chỉ, khương hoạt. Những loại thảo dược này có thể đốt trực tiếp, làm thành nén đốt hoặc đốt trên lò đất nung.
Theo quan niệm xưa, việc xông nhà vào dịp cuối năm là một hoạt động quan trọng. Trước 30 Tết, nhiều gia đình thực hiện nghi thức xông nhà, tẩy uế để xua đuổi tà khí và mang lại may mắn cho năm mới. Dưới đây là tổng hợp 9 cách xông nhà, tẩy uế nhà cửa hiệu quả.
1. Xông bằng bồ kết: Sử dụng bồ kết đốt trên lò than cùng với việc quạt giấy để khói lan tỏa khắp nhà, kết hợp rắc muối xung quanh nhà và đốt nhang trong nhà theo hướng ngược kim đồng hồ.
2. Xông bằng trầm hương: Dùng trầm hương để tạo ra khói thơm giúp không gian sạch sẽ và tăng cảm giác thoải mái.
3. Xông bằng muối: Đốt muối với cồn rồi bỏ muối đã đốt vào túi và bỏ ở ngã ba đường để xua đuổi tà khí.
4. Xông bằng thuốc bắc: Sử dụng các loại thuốc bắc có mùi thơm đặc trưng để xông nhà.
5. Xông bằng vỏ bưởi: Đun sôi lá bưởi và vỏ bưởi và để lan tỏa quanh nhà.
6. Xông bằng quế: Dùng miếng quế đốt trên bếp than hoặc nén quế nhỏ.
7. Xông bằng sả tươi: Dùng sả tươi đun sôi cùng với tỏi để tạo mùi thơm lan tỏa.
8. Xông bằng bột tẩy uế: Sử dụng bột tẩy uế đốt tạo khói âm ỉ để thanh lọc không khí.
9. Xông bằng tinh dầu: Dùng tinh dầu tự nhiên như bạc hà, thông đỏ, hoa oải hương, sả chanh cùng với máy xông để tạo ra mùi thơm và làm sạch không khí.
Nên xông nhà vào ngày nào?
- Sau lễ tạ thần, tạ táo hoặc sau khi bao sái bàn thờ, dọn dẹp xong nhà cửa thì cần xông nhà cuối năm để tẩy trừ uế khí, nghênh đón quý thần năm mới.
- Hoặc thực hiện vào lễ Trừ tịch vào 30 tháng Chạp (hoặc ngày 29 nếu tháng chỉ có 29 ngày) khi kết thúc một năm âm lịch, rước Táo về nhà chuẩn bị đón năm mới, xông toàn nhà trước khi sắp lễ, thắp hương để tăng thêm vượng khí đón rước năm mới.
- Với công ty, văn phòng thì việc xông nhà thực hiện vào ngày mở hàng. Người quản lý hay nhân viên vào ngày mở hàng sẽ đến sớm và thực hiện nghi thức quét dọn và xông khí toàn công ty để đón nhân viên và khách hàng mở hàng đầu năm.
Khi xông nhà xong cần mở hết các cửa đề thu hút vượng khí vào nhà, đồng thời bật hết các đèn để tăng dương khí cho nhà ở, văn phòng. Việc này cần làm thường xuyên, đặc biệt cuối năm quan trọng hơn cả để tẩy trừ uế khí, nghênh đón quý thần năm mới. Cuối năm, về nhà mới, văn phòng mới… xông nhà đúng cách sẽ giúp gia chủ tăng cường may mắn và bình an, mọi việc hanh thông.
Tổng hợp
Phụ nữ số