Ngày càng nhiều tóc trắng, có nên nhổ hay không? Sau 35 tuổi, nhất định phải lưu ý 2 điều mới tránh xa nguy cơ tóc bạc sớm
Tóc trắng là hiện tượng phổ biến, hầu hết mọi người đều có tóc bạc sau 40 tuổi, nhưng cũng có người phát hiện ra mình bị bạc tóc từ khi còn rất trẻ.
- 15-11-20224 cách danh y Hoa Đà áp dụng để ngủ ngon, bảo vệ nội tạng, tránh xa ung thư
- 15-11-2022Một kiểu uống nước đã bị WHO cảnh báo rằng có khả năng gây ung thư
- 15-11-2022Mỗi ngày ăn 1 củ hành sống để chống ung thư, nửa năm sau sức khỏe người phụ nữ 58 tuổi thế nào?
Có nên nhổ tóc bạc hay không?
Lý do tóc của chúng ta có màu đen là do sự phát triển bình thường của các tế bào hắc tố nang tóc tạo ra melanin. Nếu chức năng của tế bào hắc tố nang tóc suy giảm, hoạt động của enzym tham gia hình thành hắc tố giảm, vận chuyển hắc tố không bình thường sẽ dẫn đến giảm hoặc mất sản xuất hắc tố và hình thành tóc bạc.
Khi chúng ta già đi, cơ thể cũng bắt đầu "xuống sức", tóc trắng là một trong những dấu hiệu có thể nhận thấy đầu tiên. Lý do khiến tóc trắng xuất hiện là do tuổi tác khiến cho các tế bào hắc tố trong nang tóc ít đi.
Khi lần đầu tiên phát hiện ra tóc bạc, phản ứng đầu tiên của nhiều người là lo lắng và khó chấp nhận vì đó là dấu hiệu của tuổi già. Tâm lý thúc giục họ cố gắng tìm dù chỉ một sợi tóc trắng trong một đám tóc đen lớn để nhổ đi.
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp sau khi nhổ đi, tóc mới mọc lên vẫn có màu trắng chứ không thể chuyển thành tóc đen.
Nguyên nhân quan trọng nhất là do tế bào hắc tố trong nang tóc bị giảm nên không còn cung cấp đủ Melanin cho tóc nữa.
Tóc bạc có liên quan tới nguy cơ ung thư hay không?
Có thông tin cho rằng tốt nhất không nên nhổ tóc trắng một cách tùy tiện, vì tóc trắng đồng nghĩa với việc cơ thể ít nguy cơ mắc ung thư hơn. Trang tin "Daily Mail" đưa tin, các nhà nghiên cứu tin rằng sự phát triển của tóc trắng là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, cho thấy rằng gen tế bào cản trở melanin bị phá hủy và loại bỏ, làm giảm nguy cơ ung thư.
Tuyên bố này thực sự xuất phát từ một thí nghiệm trên chuột do các nhà nghiên cứu Nhật Bản thực hiện vào năm 2009. Nghiên cứu cho rằng sau khi DNA bị tổn thương, các tế bào gốc melanin trong nang lông sẽ không "chết" mà sẽ biến đổi thành các tế bào hắc tố trưởng thành. Tuy nhiên, nó không thể sản xuất ra melanin nữa, do đó lông của chuột sẽ chuyển sang màu xám.
Giáo sư Harvard David Fisher đã giải thích rằng, sau khi DNA bị tổn thương, nếu tế bào gốc melanin không biến đổi thành tế bào hắc tố mà vẫn tồn tại dưới dạng tế bào gốc thì sẽ có nguy cơ gây ung thư, ngược lại có thể giảm nguy cơ ung thư.
Tuy nhiên, kết quả này không thể đưa đến kết luận rằng: Người có nhiều tóc bạc có khả năng tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, Si Lu, Phó Trưởng khoa Ung thư thận và Y học u ác tính của Bệnh viện Ung thư Bắc Kinh, cũng giải thích rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tóc bạc, bao gồm bẩm sinh (bệnh bạch tạng) và bệnh mắc phải (căng thẳng tinh thần, suy dinh dưỡng, không đủ ánh sáng mặt trời...). Cả hai yếu tố này đều không liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư.
Sự xuất hiện của ung thư là do sự đột biến của các tế bào trong cơ thể, nó liên quan đến di truyền, thói quen ăn uống, thức khuya, lười vận động, hút thuốc và nghiện rượu.
Làm thế nào để làm chậm tốc độ bạc tóc?
Để hạn chế tình trạng này, chúng ta có thể thực hiện những điều sau:
Ăn nhiều thực phẩm tốt cho tóc
Chúng ta có thể làm chậm tốc độ phát triển của tóc bạc bằng con đường ăn uống. Trong cuộc sống hàng ngày, nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho tóc như tảo bẹ, bơ, trứng, cải bó xôi... Những món ăn này có thể giúp nuôi dưỡng và làm đen tóc.
Bên cạnh đó, chúng ta nên bỏ những thói quen xấu như kén ăn, nên ăn uống điều độ để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng giúp cơ thể ngày càng tốt hơn.
Chọn lối sống lành mạnh
Trên thực tế, mái tóc của một người có thể phản ánh một mặt trạng thái cuộc sống và trạng thái tinh thần của người đó. Nếu phải đối mặt với căng thẳng trong thời gian dài hoặc có thói quen xấu lâu ngày thì chất lượng tóc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta không chỉ dễ bạc tóc mà còn gặp phải tình trạng tóc yếu, gãy rụng...
Vì vậy, nếu không muốn tóc bạc sớm, bạn phải hình thành thói quen điều độ trong sinh hoạt, dậy sớm và đi ngủ sớm, ăn ít đồ ăn vặt, thư giãn đầu óc, uống nhiều nước, không nên để quá nhiều áp lực cho bản thân.
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tóc bạc và một số nguyên nhân này có thể khắc phục được nếu chúng ta tìm hiểu và biết thay đổi lối sống.
*Tổng hợp
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: 35 khỏe, trẻ thật lâu
Xem tất cả >>- Nghiên cứu DNA của 7 người trên 110 tuổi phát hiện điểm chung của những người "siêu thọ" chính là sở hữu "đặc điểm" này trong cơ thể
- Sau 40 tuổi, dù nam hay nữ vẫn làm được 8 việc này chứng tỏ thể lực tốt, tăng thêm hơn 20 năm tuổi thọ
- Cụ bà sống thọ 102 tuổi nhờ 3 thói quen đơn giản: Làm được tốt cả thể chất lẫn tinh thần
- 1 "sở thích" trước khi ngủ giúp vua Càn Long sống thọ đến 89 tuổi: Dưỡng thận, ngủ ngon, tăng tuổi thọ hiệu quả
- Sau 60 tuổi, dù nam hay nữ cũng cần ăn 3 loại quả này vào buổi sáng để dưỡng thận, hạ đường huyết, tăng tuổi thọ hiệu quả