Nhiều doanh nghiệp thực phẩm ‘thẳng tay’ loại bỏ ‘hàng ế’ để ứng phó với lạm phát
Ảnh minh họa
Lạm phát đang khiến nhiều công ty chế biến thực phẩm “điêu đứng”.
- 21-02-2023Ngày này năm xưa: Đây là cách cuộc cách mạng nhiếp ảnh ra đời nhờ câu nói của một em bé 3 tuổi
- 19-02-2023Ngày này năm xưa: Ứng dụng có khả năng đe dọa Facebook ra đời nhưng chỉ một quyết định của "nhà Táo" khiến nó lao dốc thảm hại, giá trị tụt từ tỷ đô xuống còn 3 triệu USD
- 17-02-2023Tính kiểu mới, Nhật Bản tăng thêm 7.273 đảo nhưng không ảnh hưởng tới diện tích lãnh thổ hay kinh tế
Các công ty chế biến thực phẩm lớn của Mỹ bao gồm Kraft Heinz và Conagra Brands đang loại bỏ các dòng sản phẩm bán chậm để ứng phó với bối cảnh chi phí sản xuất tăng cao và nhu cầu của người tiêu dùng giảm.
Nhiều công ty thực phẩm đã bắt đầu cắt giảm số lượng sản phẩm kể từ khi đại dịch cũng như ngừng bán các sản phẩm “ế” để tập trung vào những mặt hàng bán chạy mà họ có thể dễ dàng tăng giá trong bối cảnh lạm phát kéo dài.
Các giám đốc điều hành tại Nestle và Unilever cho biết công ty đã tiết kiệm được hàng tỷ USD sau khi loại bỏ những sản phẩm không được nhiều khách hàng lựa chọn trong danh mục sản phẩm của mình.
Ví dụ như Nestle, công ty nói rằng việc thu hẹp số lượng mặt hàng đã giúp công ty tiết kiệm được 1 tỷ franc Thụy Sỹ vào năm ngoái (1,06 tỷ USD). Còn Unilever, họ cho biết biện pháp này giúp chi phí hoạt động giảm 2 tỷ USD.
Conagra gần đây cũng đã ngừng sản xuất bánh kem socola đế bánh quy của Marie Callender và thay thế bằng bánh táo không đường.
Justin Cook, trưởng nhóm nghiên cứu sản phẩm tiêu dùng Mỹ tại công ty Deloitte nhận xét, các công ty quyết định loại bỏ một số dòng sản phẩm “bán ế” để nhường chỗ cho các "phiên bản mới" của những mặt hàng bán chạy hơn. Ví dụ như các sản phẩm cỡ nhỏ để bán tại các cửa hàng tiện lợi hoặc phiên bản full size sẽ dành cho các chuỗi bán lẻ hàng hóa với số lượng lớn như Costco.
Khi việc bán hàng bị chững lại, nhiều nhà bán lẻ đã yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất cung cấp những sản phẩm mới và có tiềm năng bán chạy hơn. Họ cũng muốn các doanh nghiệp thực phẩm này cắt giảm một số dòng sản phẩm không quá cần thiết để giảm lượng hàng tồn kho. Từ đó giúp các cửa hàng hoạt động hiệu quả hơn, giảm chi phí vận hành và lưu trữ.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Đồng rúp Nga chạm đáy 2 năm so với đồng USD: Chuyện gì đang xảy ra?
- Dow Jones tăng dựng đứng 1.500 điểm, S&P 500 phá đỉnh mọi thời đại khi ông Trump đánh bại bà Harris
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng