Nghỉ Tết nhưng vẫn muốn tăng thu nhập, đây là những mặt hàng cho lãi tiền triệu ngày đầu năm
Bán muối, mía lộc, kinh doanh bóng bay... là những mặt hàng đem lại tiền triệu cho người bán cho ngày đầu năm mới.
- 25-01-2020Chốt năm Kỷ Hợi, giá vàng như thế nào?
- 24-01-2020Dịch vụ bán và làm thuê gà cúng giao thừa ế ẩm, nhiều tiểu thương dọn hàng về sớm
- 24-01-2020Sau khi tiểu thương ở Sài Gòn đập chậu, ném hoa vào thùng rác, nhiều người tranh thủ chạy đến "hôi hoa"
Bán muối đầu xuân
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" là quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt. Ngay sau thời khắc chuyển giao năm mới, tại một số tuyến phố ở khu vực Hoàng Cầu, hồ Hoàn Kiếm, Bà Triệu,.... một số người dân mời chào mua muối với giá từ 10.000-20.000 đồng/túi.
Bạn Hoàng Hải (Đống Đa) chia sẻ: "đây là năm thứ hai tôi đi bán muối sau Giao thừa. Năm trước, tôi bán được khoảng 200 túi thu về gần 2 triệu đồng".
Mặc dù giá bán tăng cao hơn rất nhiều so với ngày thường song người mua ai nấy đều vui vẻ bởi theo họ điều này sẽ mang lại niềm vui, sự may mắn, đậm đà cho năm mới.
Bán mía lộc
Bên cạnh muối, mía lộc cũng được nhiều người chọn mua sau Giao Thừa để lấy may. Ghi nhận tại một số tuyến đường như Khâm Thiên, Kim Mã, Xã Đàn,... nhiều người dân bày bán mía lộc ven đường.
Với tâm lý mua hàng đầu năm không mặc cả nên những người bán thường đưa ra mức giá khá cao. Trước giao thừa, giá 1 cây mía chỉ 20.000-30.000 đồng/cây. Chỉ sau thời khắc giao thừa, chủ buôn đã đẩy giá lên đến 50.000 – 60.000 đồng/cây để bán kiếm lời, tuy nhiên, với giá cao vậy, nhưng chỉ sau khoảng 20 phút mía ngọt đã được nhiều người mua hết.
Tận dụng phong tục đi chơi hái lộc đầu xuân để mong 1 năm mới nhiều may mắn, suôn sẻ, nhiều người dân buôn những cành lộc đẹp về bán trong giao thừa.Theo đó, những cành lộc như cành sung, cành hải đường, cành táo… có giá từ 30.000-50.000 đồng/cành.
Bóng bay
Bán bóng cũng là một cách kiếm tiền trong đêm giao thừa được nhiều người lựa chọn. Bóng bay không đòi hỏi nhiều vốn. Lấy buôn, một quả bóng bay chỉ có giá chưa tới 10.000 đồng, dù là loại bóng dày và to nhất. Tuy vậy, khi được thổi to, thêm que cầm, giá bán của quả bóng đã tăng lên thành 50.000 đồng – 120.000 đồng/quả. Sau khi trừ chi phí phát sinh do bóng vỡ,bay,... người bán vẫn có thể kiếm khá tiền nếu chọn được địa điểm phù hợp để bán trong đêm giao thừa.
Chị Huyền, một người bán bóng bay trên đường Tôn Đức Thắng cho biết, "vào ngày Giao Thừa, hầu như gia đình nào cũng mua về 1-2 quả bóng về để trang trí hoặc cho trẻ em làm đồ chơi. Những trái bóng hình con chuột, con heo... được mua nhiều nhất. Những ngày này là ngày thu nhập chính của chúng tôi vậy nên bỏ ra chút công sức và thời gian mà thu về vài triệu cũng đáng".
Bán hàng ăn
Ngay từ sáng 30 Tết, đa số các cửa hàng phục vụ đồ ăn uống đều đã đóng cửa. Tuy nhiên, vẫn có một số cửa hàng mở cửa qua Tết. Thông thường, giá đồ ăn vào thời điểm này sẽ tăng khoảng 30 - 50% so với ngày thường. Ví dụ, một bát phở bò thông thường sẽ có giá từ 30.000-45.000 đồng/bát thì vào những ngày này giá sẽ đội lên rất nhiều từ 50.000-80.000 đồng/bát, thậm chi một số nơi giá lên tới 120.000 đồng/bát. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chấp nhận mức giá này nhờ vậy, số tiền lãi nhà hàng thu về luôn gấp rưỡi, gấp đôi ngày thường.
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Thị trường Tết Canh Tý 2020
Xem tất cả >>- Trông xe tự phát mọc như nấm quanh các điểm di tích Hà Nội
- Lãi khủng nhờ bán muối đầu năm
- Đón chào năm mới 2020: Chờ đợi gì từ các gã khổng lồ smartphone trên toàn cầu?
- Những điều thú vị về hoa đào Nhật Tân của người Hà Nội
- Chiều 30 Tết: Đào đại hạ giá 50.000 đồng/cành vẫn vắng bóng người mua, tiểu thương ngậm ngùi vứt lên xe rác