MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghi vấn TS Lê Thẩm Dương PR cho dự án tiền ảo dấu hiệu lừa đảo: Hứa hẹn lãi khủng bất thường, trả hoa hồng theo tầng nhưng vẫn khẳng định "uy tín"?

10-08-2021 - 11:38 AM | Tài chính - ngân hàng

Nghi vấn TS Lê Thẩm Dương PR cho dự án tiền ảo dấu hiệu lừa đảo: Hứa hẹn lãi khủng bất thường, trả hoa hồng theo tầng nhưng vẫn khẳng định "uy tín"?

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã có bài diễn thuyết trong một hội thảo do dự án tiền ảo Deffe** và quỹ đầu tư DCAPITA* tổ chức, đồng thời dẫn dắt người nghe tin tưởng vào dự án này. Tuy nhiên thực tế, mô hình Deffe** được cho là đang ẩn chứa nhiều dấu hiệu lừa đảo, đa cấp.

Mới đây, trên các diễn đàn về tiền số đã đăng tải nhiều bài viết cùng bằng chứng, cho rằng chuyên gia đào tạo – tiến sĩ Lê Thẩm Dương đang quảng bá cho dự án tiền ảo có dấu hiệu lừa đảo.

Cụ thể, tiến sĩ Lê Thẩm Dương là khách mời, diễn giả trong một hội thảo do dự án tiền ảo Deffe** và quỹ đầu tư DCAPITA* tổ chức. Trong bài thuyết trình của mình, ông Dương nói về nhiều chủ đề như khởi nghiệp, xu hướng tài chính và liên tục sử dụng các câu chửi thề như phong cách thuờng thấy.

Đồng thời, vị tiến sĩ này cũng bình luận về dự án tiền số Deffe**, cho rằng đây là một kênh đầu tư uy tín trên thị trường.

"Cái gì cũng đắt, cái rẻ nhất là ý tưởng. Nhiệm vụ của Deffe** phải chứng minh được mình là một ý định mà xu hướng nó chấp nhận. Biểu hiện của sự chấp nhận là việc DCAPITA* được thị tường chấp nhận, nó không dễ tính đâu. Người ta chấp nhận, thì cơ sở pháp lý chỉ là một vế thôi, người ta đã khảo sát thị trường và thị trường chấp nhận. Ý định của Deffe** đã trở thành ý tưởng rồi đấy.

….

Khởi nghiệp của Deffe** đi ra từ kết quả của IT và tận dụng công nghệ phi tập trung của blockchain. Nó rất đạt chỉ số xu hướng. Vậy thì các bạn có thể đa dạng hoá đầu tư, nếu mà các bạn muốn đầu tư, thì nó là một kênh có xu hướng", tiến sĩ Lê Thẩm Dương nói.

Tuy nhiên, dự án tiền ảo Deffe** được cho là một mô hình đa cấp, trả lãi theo nhiều tầng, ẩn chứa đầy rủi ro.

Theo quảng cáo, đồng tiền Deffe** (DEF) hoạt động dựa trên thuật toán Proof Of Stake (thuật toán đồng thuận). Trong đó, nhà đầu tư có thể tham gia theo nhiều gói khác nhau, với lợi nhuận tăng dần theo độ lớn của khoản đầu tư.

Ví dụ, đầu tư 100-1.000 USD sẽ nhận lợi nhuận 5%/tháng, 1.001-10.000 USD sẽ nhận lợi nhuận 6%/tháng và cao nhất là gói trên 100.001 USD sẽ nhận về 10%/tháng. Tuy nhiên, các khoản lợi nhuận này đều được trả bằng đồng DEF chứ không phải tiền thật.

Nghi vấn TS Lê Thẩm Dương PR cho dự án tiền ảo dấu hiệu lừa đảo: Hứa hẹn lãi khủng bất thường, trả hoa hồng theo tầng nhưng vẫn khẳng định uy tín? - Ảnh 1.

Ngoài ra, mô hình này cũng trả hoa hồng theo tầng, lấy tiền của người trước trả cho người sau – một dấu hiệu đặc trưng của các mô hình lừa đảo, đa cấp biến tướng.

Cụ thể, các trưởng nhóm nhà đầu tư Deffe** sẽ được nhận từ 5-10% tiền "hoa hồng" khi giới thiệu thành công người chơi mới tham gia. Đồng thời, leader còn được hưởng lợi nhuận dựa trên thu nhập khi các cấp dưới thực hiện staking, mức hoa hồng này lên đến 6 cấp và được trả bằng token DEF.

Ở cấp đầu tiên, người giới thiệu sẽ nhận được 3% dựa trên tổng số coin đào được của cấp dưới. Các cấp tiếp theo, mức hoa hồng này giảm xuống từ 0.15-2%.

Những người đứng đầu dự án này còn vẽ ra viễn cảnh, lộ trình cho DEF như ra mắt với giá 1 DEF/1 USD vào tháng 9/2021 và sẽ được lên các sàn giao dịch lớn như Binance với mức giá 5 USD vào cuối tháng 12/2021, tương đương mức tăng trưởng 293 lần so với giá hiện tại.

Nghi vấn TS Lê Thẩm Dương PR cho dự án tiền ảo dấu hiệu lừa đảo: Hứa hẹn lãi khủng bất thường, trả hoa hồng theo tầng nhưng vẫn khẳng định uy tín? - Ảnh 2.

Tuy nhiên thực tế, nhà đầu tư hiện chỉ có thể mua DEF trên sàn nội bộ và chờ đợi lên giá do token này chưa được niêm yết hay ứng dụng ở bất kỳ đâu. Điều này đồng nghĩa với việc khi sàn "sập", người tham gia có nguy cơ mất trắng.

Trên Fanpage chính thức của mình, dự án tiền ảo Deffe** cũng giới thiệu mình "là một dự án tài chính công nghệ được tạo lập nhằm tạo ra xu hướng số hóa tài sản thật với công nghệ Blockchain có sự góp mặt của TS. Lê Thẩm Dương và Quỹ đầu tư DCAPITA*". Ngoài ra, một nhóm có tên "Đầu tư cùng Tiến sĩ Lê Thẩm Dương" trên Facebook, thu hút gần 3.000 thành viên tham gia. Sau khi nhiều người dùng nhận xét đây là dự án đa cấp, lừa đảo, hội nhóm này nhanh chóng được đổi tên thành "Đầu tư cùng Deffe**".

Trong khi đó, quỹ đầu tư DCAPITA* thực chất không nằm trong danh sách các quỹ đầu tư hiện có ở Việt Nam, và thậm chí mới chỉ thành lập từ tháng 11/2020. Video tiến sĩ Lê Thẩm Dương chia sẻ tại hội thảo cũng đã bị ẩn toàn bộ.

Theo Ngọc Diệp

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên