Nghịch lý: Giá container tăng gấp 5, gấp 10 làm nhiều ngành rơi vào khốn đốn, nhưng chỉ hãng tàu ngoại hưởng lợi, doanh nghiệp logistics Việt vẫn lao đao
Giá container tăng đã tạo ra hiệu ứng "domino" với nhiều ngành sản xuất, nhưng nghịch lý là doanh thu của doanh nghiệp logistics Việt vẫn khó bù nổi chi phí.
- 17-06-20212 "siêu doanh nghiệp" 21,7 tỷ USD làm đột biến dữ liệu thống kê đăng ký doanh nghiệp
- 17-06-202190% doanh nghiệp du lịch không hoạt động, kiệt quệ vì không cân đối được tài chính
Năm 2020 là một năm khó khăn cho ngành vận tải nói chung. Trong đó, vận tải hàng hóa đường bộ đạt trên 117,3 triệu tấn vận chuyển. Doanh thu của các doanh nghiệp vận tải ô tô giảm khoảng 25-60% so với năm 2019. Nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa sụt giảm lần lượt là 30% và 10% so với trước khi có dịch. Trong khi đó, các thủ tục để vận chuyển hành khách và hàng hóa tăng lên dẫn đến các chi phí phát sinh cũng tăng.
Đối với ngành vận tải biển, năm 2021 tiếp tục là một năm đầy thách thức.
Theo góp ý dự thảo Báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tuy giá container tăng mạnh gấp 5-10 lần nhưng chủ yếu các hãng tàu của nước ngoài được hưởng lợi. Doanh nghiệp Việt Nam không được hưởng lợi mà gặp nhiều khó khăn do chuỗi cung ứng đứt gãy, tắc nghẽn tại cảng. Việc bốc dỡ và bổ sung hàng hóa bị ảnh hưởng.
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp nhưng các quốc gia lại có chính sách lưu thông hàng hóa, dịch vụ khác nhau dẫn tới việc vận tải khó khăn, ùn tắc và chi phí tăng. Thảm cảnh này khiến doanh thu của các công ty vận tải khó bù được chi phí.
Các tác động tiêu cực của dịch bệnh đến ngành logistics cũng gián tiếp làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ngành khác. Ví dụ như các doanh nghiệp dệt may, lợi nhuận của họ bị giảm sút nghiêm trọng do các chi phí trung gian như chi phí vận chuyển, logistics tăng cao từ 2-4 lần, thiếu container hàng rỗng. Đặc biệt, lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố có sự kiểm soát không thống nhất, dẫn đến hàng hóa ùn ứ, nguyên vật liệu từ cảng Hải Phòng không lấy về được, cũng không xuất/bán được hàng hóa, sản phẩm.
Hay như các doanh nghiệp ngành thủy sản. Dù họ có mức tăng trưởng khá cao nhưng cũng gặp khó khăn về dòng tiền, không đặt được container do giá tăng cao, thiếu container rỗng. Ví dụ, giá container đi thị trường Trung Đông tăng từ 2.000 USD/container lên 10.000 USD/container (gấp 5 lần).