Nghiên cứu cho thấy đây là những siêu thực phẩm vừa lợi tiêu hóa vừa nuôi dưỡng đường ruột
Muốn cải thiện tiêu hóa, dưỡng đường ruột khỏe mạnh, chống viêm, bạn nên dùng thường xuyên những thực phẩm dưới đây.
- 14-08-2023Loại quả được ví như 'siêu thực phẩm', bổ tim, phòng ung thư: Việt Nam có nhiều nhưng ít ai ăn đúng cách
- 09-08-2023Bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra 4 siêu thực phẩm chống viêm, giảm nguy cơ mắc ung thư
- 16-07-2023Loại ‘siêu thực phẩm’ được ví như sâm, ít người biết nhưng cực tốt cho 'chuyện ấy'
Đường ruột khỏe mạnh giúp tăng miễn dịch, cải thiện sức khỏe nói chung. Mặc dù vậy, nhiều yếu tố trong cuộc sống hàng ngày như di truyền, sinh con (sinh thường hay sinh mổ), sử dụng một số loại thuốc... gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột. Thật may mắn, trong cuộc sống vẫn luôn có một số thực phẩm vừa lợi cho tiêu hóa, vừa nuôi dưỡng đường ruột.
6 thực phẩm vừa lợi tiêu hóa, vừa nuôi dưỡng đường ruột
1. Cải xoong
Trong y học cổ truyền, cải xoong là một loại thực phẩm vừa lợi cho tiêu hóa, vừa nuôi dưỡng đường ruột. Nó ít calo, giàu chất xơ tự nhiên, giúp hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.
Dữ liệu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy, ăn cải xoong và các loại rau họ cải nói chung có thể thay đổi tích cực hệ vi sinh vật đường ruột, giúp đường ruột cân bằng vi khuẩn tốt và xấu, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch, chống lại viêm nhiễm, bệnh mãn tính,
Tuy nhiên, cải xoong còn có thêm điểm cộng khác là giảm nguy cơ ung thư dạ dày, đã được giới chuyên gia nhìn nhận.
2. Quả hồ trăn
Hạt dẻ cười luôn là nguồn protein thực vật hoàn chỉnh, chứa 3g chất xơ trong mỗi khẩu phần 28g hạt. Theo Healthline, sự kết hợp giữa chất xơ và chất chống oxy hóa của hồ trăn có thể đến ruột kết, điều chỉnh thành phần vi sinh vật ở đây. Nghiên cứu so sánh quả hồ trăn và hạnh nhân cho thấy, ăn loại quả này thường xuyên làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi.
Ngoài ra, hồ trăn còn rất giàu chất xơ, chất béo lành mạnh, protein từ thực vật giúp giảm lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường.
3. Kefir
Kefir là thức uống lên men từ sữa có chứa axit lactic, giúp cải thiện đường tiêu hóa, nuôi dưỡng đường ruột, ngăn ngừa bệnh viêm ruột.
Nghiên cứu chia sẻ trên Healthline cho thấy, bổ sung kefir thường xuyên, như một thức uống hàng ngày giúp gia tăng lượng vi khuẩn có lợi ở đường ruột.
4. Mận khô
28g mận khô cung cấp 3g chất xơ hòa tan và không hòa tan, vừa có lợi cho tiêu hóa vừa nuôi dưỡng đường ruột.
Mận khô được chứng minh làm tăng đáng kể trọng lượng và tần suất phân. Một nghiên cứu trên 40 đối tượng bị táo bón trong 8 tuần, cho thấy ăn 4-6 quả mận khô mỗi ngày giúp cải thiện tần suất, tính nhất quán của nhu động ruột so với việc tiêu thụ chất xơ psyllium một loại thuốc trị táo bón).
Ở phụ nữ sau mãn kinh, sau 12 tháng dùng đều đặn, hệ đường ruột có sự đa dạng vi khuẩn từ họ Lachnospiraceae (nuôi dưỡng hàng rào ruột, giảm dấu hiệu viêm nhiễm trong cơ thể), cũng như giảm vi khuẩn Clostridium sensustricto 1 (vi khuẩn gây bệnh đường ruột).
5. Chuối
Giống như nhiều loại trái cây, chuối là nguồn cung cấp chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa và nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh. Nếu thích ăn chuối hơi chín, bạn đang nhận được một lượng chất xơ prebiotic tăng cường, hỗ trợ sức khỏe hệ vi sinh vật rất tốt.
6. Tỏi
Ngoài việc tăng cường hương vị, tỏi là thực phẩm tốt cho tiêu hóa. Cụ thể, tỏi cung cấp các thành phần tiền sinh học, chất kháng khuẩn và lưu huỳnh. Prebiotic đã được chứng minh cụ thể là hỗ trợ sự phát triển của một chủng vi khuẩn sinh học acidophilus, rất có lợi cho người bị tiêu chảy.
Trong một nghiên cứu đánh giá nhóm phụ nữ trong 2 tháng, thông tin trên Healthline, cho thấy, ăn tỏi dẫn đến những thay đổi tích cực trong hệ vi sinh vật đường ruột. Đặc biệt ở những đối tượng mắc bệnh béo phì.
Ăn gì không tốt cho đường ruột?
1. Đường bổ sung
Có rất nhiều lý do chính đáng để bạn cắt giảm đường bổ dung. Một lý do thuyết phục là, ăn quá nhiều đường sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi ở đường ruột, gây viêm nhiễm, nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, đường bổ sung như đường tinh luyện được tiêu hóa nhanh chóng, làm tăng lượng đường trong máu, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Đường tinh luyện bao gồm sucrose (đường ăn), xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao, xi-rô cây thùa, đồ uống ngọt như soda.
2. Thịt công nghiệp
Các nhà sản xuất thịt công nghiệp thường sử dụng thuốc kháng sinh cho gia súc của họ để điều trị bệnh trong không gian chật hẹp, đông đúc. Điều này làm tăng vi khuẩn kháng thuốc trong hệ vi sinh vật đường ruột của động vật. Vi khuẩn này cũng có thể lây lan sang hệ vi sinh vật đường ruột của con người.
Do đó, bạn nên tránh xa thịt sản xuất theo kiểu nhà máy như thịt bò công nghiệp, gia cầm công nghiệp, thịt lợn công nghiệp...
3. Ngũ cốc tinh chế
Ngũ cốc tinh chế đã bị loại bỏ chất xơ, vitamin và khoáng chất, không có lợi cho đường ruột.
Một số loại ngũ cốc tinh chế phổ biến: bột mì trắng, bánh mì trắng, gạo trắng; bánh ngọt, mì ống và đồ ăn nhẹ làm bằng bột mì trắng.
4. Đồ chiên rán
Nghiên cứu được báo cáo trong Tạp chí Chăm sóc bệnh tiểu đường cho thấy, ăn đồ chiên rán khiến vi khuẩn trong đường ruột ít đa dạng hơn nhóm đối chứng, làm suy giảm lượng đường trong máu, viêm nhiễm cao hơn.
(Nguồn: Eat this, Healthline, NCBI)
Tổ quốc