Nghiên cứu chứng minh: Không chỉ ngăn ngừa bệnh tật, những lối sống này còn có thể làm giảm 40% nguy cơ tử vong do ung thư đại trực tràng
Ung thư đại tràng là căn nguyên gây tử vong đứng thứ 4 trên thế giới và đứng thứ 5 tại Việt Nam. Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%.
Ung thư đại tràng là bệnh ác tính bắt nguồn từ đại tràng. Tế bào của đại tràng bị đột biến thành tế bào ung thư. Các tế bào ung thư tăng sinh vô độ và hình thành u, gây tổn thương đại tràng. Các tế bào ung thư còn có khả năng di căn tới các cơ quan khác như hạch, màng bụng, gan, buồng trứng,…
Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh thường đến gặp bác sĩ khi bệnh ung thư đã ở giai đoạn cuối, thường là có các dấu hiệu lâm sàng đã biểu hiện 1 - 2 tháng, bệnh nhân thường chủ quan nghĩ đó là do nguyên nhân từ bệnh trĩ gây nên.
Ung thư đại trực tràng rất phổ biến. Có người nghĩ rằng chỉ có nam giới bị chứng ung thư đại trực tràng, tuy nhiên, nữ giới cũng bị chứng bệnh này. Cơ hội mắc bệnh tăng lên theo số tuổi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 90% người bị bệnh là những người trên 50 tuổi, trung bình là 72 tuổi và có tới 70% bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn.
Ngay từ năm 2018, hai tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực ung thư, Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) và Viện Ung thư Hoa Kỳ (AICR), đã đề xuất các khía cạnh về lối sống như chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập thể dục và cân nặng .
Đồng thời, với sự phát triển của nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những khuyến nghị về lối sống này không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư mà đối với bệnh nhân ung thư, chúng còn giúp giảm nguy cơ tử vong, tăng khả năng sống sót và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Mới đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention" (Dịch tễ học ung thư, Dấu ấn sinh học & Phòng ngừa) đã bổ sung thêm bằng chứng cho điều này. Nghiên cứu cho thấy việc tuân thủ các khuyến nghị phòng chống ung thư WCRF / AIAIC đã giúp giảm tử vong ở những bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng.
Chế độ ăn uống sai là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng. Ảnh: Internet
Cụ thể, các khuyến nghị về lối sống WCRF / AICR để ngăn ngừa ung thư bao gồm:
1) Chế độ ăn uống bổ sung chất xơ (rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt) trên 30g/ngày: Chất thải tích tụ chính là nguyên nhân hình thành polyp, lâu ngày phát triển thành các tế bào ung thư. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp đào thải chất thải ra bên ngoài, làm giảm đi 40% nguy cơ bị polyp đại tràng.
2) Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ: Cần hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ vì sẽ sản sinh ra axit trong đại tràng, khiến khối u phát triển nhanh.
3) Hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn. Việc tiêu thụ thịt đỏ không quá 3 phần mỗi tuần.
4) Bổ sung axit folic từ thực vật: Axit folic có trong các loại hoa quả họ cam như cam, bưởi, quýt… được chứng minh làm giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng.
Ăn nhiều rau củ, quả sẽ giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Ảnh: Internet
5) Bổ sung đầy đủ canxi: Nghiên cứu cho thấy, nếu bổ sung đầy đủ 700 – 800 mg canxi/ngày sẽ giảm đến 40 – 50% nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, vitamin D sẽ giúp hấp thu canxi hiệu quả hơn.
6) Duy trì cân nặng và vòng eo khỏe mạnh: Chỉ số cơ thể (BMI) trong khoảng 18,5kg/m2- 25kg/m2, vòng bụng của nam <94cm, eo nữ <80cm
7) Tăng cường vận động: Tạp thể dục ít nhất 150 phút/tuần.
8) Không hút thuốc lá, hạn chế thức uống có cồn.
Sau khi điều chỉnh ảnh hưởng của các yếu tố khác, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tuân theo lối sống được khuyến nghị bởi WCRF / AICR giúp những bệnh nhân bị ung thư giảm 37% tử vong.
Tiến sĩ Stephanie A. Smith-Warner thuộc Trường Y tế Công cộng Chen Zengxi thuộc Đại học Harvard đã chỉ ra rằng những người sống sót sau ung thư thường đối mặt với nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao hơn, bao gồm ung thư tái phát, ung thư nguyên phát và tim mạch.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khuyến nghị rằng mọi người nên tuân theo lối sống WCRF / AICR để phòng ngừa ung thư. Tuân theo một lối sống lành mạnh không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch và các bệnh mãn tính khác mà còn giúp giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân ung thư.
Nếu ung thư đại tràng được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%. Ảnh: Internet
Dấu hiệu của ung thư đại tràng
Ung thư ở đại tràng thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm, nhưng những dấu hiệu cảnh báo thường là:
-Máu trong phân, hoặc đàm nhớt trong phân;
-Thay đổi về tính chất và hình dạng phân (như phân dẹt hơn bình thường, có mùi tanh bất thường…);
-Thay đổi thói quen đại tiện (đi cầu lắt nhắt, táo bón hoặc tiêu chảy…);
-Tiêu chảy, táo bón hoặc cảm giác đại tiện không sạch;
-Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, nôn ói;
-Sụt cân không rõ lý do;
-Đau bụng hoặc khó chịu vùng bụng dưới;
-Xuất hiện khối u ở vùng bụng, bụng to dần…
Nguyên nhân gây ung thư trực tràng
Các nghiên cứu đã chỉ ra có 2 nhóm yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng:
Nhóm 1 là những yếu tố không thể thay đổi: Tuổi tác, tuổi càng cao, tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng càng lớn, thường sau 50 tuổi; nhóm liên quan đến chủng tộc, giới tính; mắc đột biến gen có tính chất di truyền, phổ biến nhất là Lynch, HNPCC và FAP, tuy nhiên chỉ chiếm 3-5% tổng số ca mắc; Gia đình hoặc bản thân từng mắc ung thư đại trực tràng.
Nhóm 2 là các yếu tố có thể thay đổi, liên quan trực tiếp đến lối sống, bao gồm: Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều thịt đỏ, nhiều dầu mỡ, ăn nhiều đồ chiên rán, các loại thịt chế biến sẵn, ăn ít rau; lười vận động có thể tăng gấp 2-5 lần nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng; béo phì; uống nhiều bia rượu; hút thuốc lá; có tiền sử polyp đại tràng.
Theo Aboluowang