Nghiên cứu hơn 1.000 người trên 100 tuổi: Điểm chung của trường thọ không phải là thói quen tập thể dục
Một nghiên cứu được thực hiện ở Giang Tô, Trung Quốc cho thấy điểm chung lớn nhất của những người sống lâu không phải là tập thể dục mà là 2 thói quen ai cũng có thể thực hiện được.
- 20-05-2024Khảo sát 269 người Nhật trên 100 tuổi: Điểm chung của trường thọ chính là có 3 "sở thích" giúp cơ thể sung sức, khỏe mạnh
- 16-05-2024Khảo sát 87 người trên 100 tuổi: Điểm chung của trường thọ không phải tập thể dục mà là sở hữu 5 điều này
- 15-05-2024Khảo sát 7.000 người trên 60 tuổi: Phát hiện điểm chung của tuổi thọ không phải tập thể dục mà là sở hữu 4 “không” này
Giang Tô từ lâu đã được biết đến là “vùng đất trường thọ" nổi tiếng của Trung Quốc. Để khám phá bí mật trường thọ của người dân ở vùng đất này, các chuyên gia y tế Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát ở tỉnh này và phát hiện một sự thật bất ngờ. Theo đó, Giang Tô có hơn 1.000 người trên 100 tuổi nhưng điểm chung của họ không phải là tập thể dục, mà là hai điểm sau đây:
1. Ăn uống lành mạnh
Có câu "bệnh từ miệng mà vào", nhằm khuyên răn chúng ta phải cẩn trọng khi ăn uống, nói năng, tránh những bệnh tật, tai họa không đáng có. Quan tâm đến chế độ ăn uống cũng là một trong những bí quyết giúp người Giang Tô có tuổi thọ cao hơn những vùng khác.
Theo đó, những người cao tuổi ở đây cho biết thức ăn chủ yếu của họ là ngũ cốc, gạo, rau và bột mì. Những loại thực phẩm này có tác dụng rất tốt trong việc dưỡng dạ dày, lợi ruột, giảm lượng mỡ, ngăn ngừa ung thư. Họ cũng thường chú ý đến sự kết hợp giữa thịt và rau trong thực đơn để cân bằng dinh dưỡng.
Đặc biệt, người Giang Tô rất thích ăn đồ tươi và ăn nhạt, hạn chế thêm dầu mỡ, đường, muối và gia vị vào thức ăn. Họ thích ăn rau mà họ tự tay trồng, hái; thịt cũng phải được giết mổ trong ngày. Bên cạnh đó, thói quen uống nước ấm khi thức dậy vào buổi sáng cũng giúp họ có một sức khỏe tổng thể tốt hơn những người khác.
2. Có tâm lý tốt
Theo cuộc khảo sát, các chuyên gia ghi nhận mức độ hài lòng và cảm giác hạnh phúc trong cuộc sống của những người cao tuổi ở Giang Tô cao hơn những người dân ở vùng khác dù điều kiện kinh tế của họ không tốt bằng. Theo các chuyên gia, người dân ở vùng đất trường thọ này luôn hòa đồng, biết lắng nghe và thấu hiểu nên cuộc sống của họ cũng thoải mái và nhiều niềm vui hơn. Chính thái độ sống tích cực này là chìa khóa giúp người dân Giang Tô kéo dài tuổi thọ cũng như có một cuộc sống hạnh phúc.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa trạng thái tâm lý và tuổi thọ con người. Cụ thể, một nghiên cứu của Đại học Harvard trên một nhóm phụ nữ đã tiết lộ những thông tin có giá trị về sức khỏe. Theo nghiên cứu này, những phụ nữ có tâm lý ổn định, tích cực đã giảm 16% nguy cơ tử vong khi đối mặt với mối đe dọa từ bệnh ung thư. Con số này không chỉ cho thấy tác động tích cực của sự lạc quan đối với bệnh nhân ung thư mà còn cho chúng ta thấy vai trò to lớn của thái độ sống tích cực trong việc chống lại bệnh tật.
Làm thêm 2 việc sau để sống khỏe, sống thọ hơn
Ngoài việc học hỏi 2 phương pháp kéo dài tuổi thọ từ những người trăm tuổi ở vùng đất trường thọ, bạn nên tham khảo thêm 2 thói quen được các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị dưới đây để có một cơ thể khỏe mạnh và sống lâu hơn mỗi ngày:
1. Làm việc và nghỉ ngơi đều đặn
Tuổi thọ con người cũng bị rút ngắn vì những thói quen ăn uống không tốt. Trong đó, làm việc quá sức hay để cơ thể "lười biếng" cũng sẽ khiến tuổi thọ của chúng ta giảm sút. Do đó, hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, đi ngủ sớm và dậy sớm chính là phương pháp tốt để chúng ta cân bằng và kéo dài sự sống của mình.
Theo các nghiên cứu, việc cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi sẽ có tác dụng thúc đẩy cơ thể hồi phục hoàn toàn, duy trì sức khỏe của các cơ quan nội tạng, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, tránh được bệnh tật. Những điều đơn giản này sẽ góp phần cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người.
2. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Giống như xe cộ, cơ thể bạn cũng cần có các cuộc kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng quát mỗi năm để biết được tình trạng sức khỏe. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể biết được cơ thể bạn có bất kì rủi ro nào không và hạn chế được tình trạng bệnh tật trầm trọng do việc phát hiện muộn.
Hầu hết các bệnh ở giai đoạn khởi phát có thể điều trị thành công cao; giảm thiểu chi phí, thời gian và đau đớn cho người bệnh. Do đó, thói quen này là thực sự cần thiết, đặc biệt là đối với những người đã ngoài ngũ tuần, hệ miễn dịch suy yếu, khả năng chống chọi với bệnh tật cũng suy giảm. Tốt nhất, cứ 6 tháng một lần bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo sức khỏe vẫn bình thường.
(Tổng hợp)