Nghiên cứu khoa học: Nếu không được điều trị, căn bệnh này khiến bạn mất 12 năm sức khoẻ, 9 năm tuổi thọ - Đến Beethoven, Lincoln, Tchaikovsky cũng mắc phải
Đây là căn bệnh thường xuất hiện ở những người có chỉ số IQ cao.
- 27-04-2023Người đàn ông 38 tuổi khỏe mạnh đột nhiên bị nhồi máu cơ tim như người già: Căn bệnh ngày càng trẻ hóa, muốn tránh cần dừng 4 việc sau
- 25-04-2023Vị trí đau gợi ý căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất ở người Việt
- 11-04-20233 màu sắc ở răng là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh dẫn đến rụng răng, thậm chí ung thư
Van Gogh, Da Vinci, Beethoven, Lincoln, Tchaikovsky, Churchill, Hemingway,… đã từng mắc rối loạn lưỡng cực.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người mắc chứng rối loạn lưỡng cực ở tuổi 20, nếu không được điều trị có hệ thống, họ sẽ mất đi 12 năm sức khoẻ, 14 năm khả năng lao động và 9 năm tuổi thọ.
Lưỡng cực thích những người có chỉ số IQ cao
Ông Song Chongsheng – Phó trưởng khoa tâm thần của bệnh viện Huilongguan, Bắc Kinh cho biết: Những thiên tài, người có chỉ số IQ cao có tỷ lệ rối loạn lưỡng cực cao hơn, nhưng người bình thường vẫn có thể mắc.
Một nghiên cứu của Viện Karolinska (Thuỵ Điển) cho thấy tỷ lệ bệnh nhân lưỡng cực và người thân của họ tham gia vào các công việc liên quan đến sáng tạo cao hơn đáng kể so với người bình thường.
Một số nhà tâm lý học nước ngoài đã thống kê được 1400 nghệ sĩ, 74% trong số họ mắc lưỡng cực. Hay một nghiên cứu từ Đại học Tây Nam ở Hoa Kỳ cho thấy những bệnh nhân mắc chứng rối loạn lưỡng cực hưng cảm thể hiện khả năng sáng tạo cao hơn bình thường khi hoàn thành các nhiệm vụ phát huy trí tưởng tượng.
Các bác sĩ đã phát hiện lâm sàng rằng một số học sinh trung học hoặc sinh viên đại học có cả nhân cách và học lực tốt đều có thể bị rối loạn lưỡng cực. Bên cạnh đó, những người trưởng thành trong xã hội cũng có thể mắc chứng bệnh này. Biểu hiện thường là chứng hưng cảm nhẹ, ngủ ít đi, nhiều năng lượng và hoạt động xã hội nhiều hơn, cảm xúc hân hoan không phù hợp, khả năng quyết định suy giảm, xuất hiện ảo giác,…
Rối loạn lưỡng cực là gì?
Rối loạn lưỡng cực là chứng bệnh rối loạn tâm thần, hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm. Tình trạng tâm thần thay đổi bất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng phấn như phấn khích quá hoặc tăng động. Nhưng nhiều lúc lại rơi vào trạng thái trầm cảm.
Bệnh rối loạn lưỡng cực có tính chất chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn. Sự thất thường của trạng thái tâm lý người bệnh thường xuất hiện vài lần trong năm hoặc có thể nhiều lần trong tuần.
Làm cách nào để xác định tín hiệu rối loạn lưỡng cực?
Cảm xúc của con người bình thường không theo một đường thẳng. Nó thường dao động nhưng trong một phạm vi nhất định. Điều này không mang lại cảm giác đau đớn cho bản thân hay sự hoang mang cho người khác nhưng khiến người bị rối loạn lưỡng cực suy nghĩ cực đoan, thậm chí là đe doạ đến tính mạng.
Rối loạn lưỡng cực có 4 giai đoạn: Giai đoạn trầm cảm, giai đoạn hưng cảm nhẹ. Giai đoạn hưng cảm và giai đoạn hỗn hợp.
Trong số đó, giai đoạn hưng cảm nhẹ với sự sáng tạo mạnh mẽ đến và đi nhanh chóng, dễ bị bỏ qua. Hơn 70% thời gian còn lại là ở giai đoạn trầm cảm.
Dựa vào dấu hiệu cảm xúc có thể thấy rằng khi người bệnh ở trạng thái hưng cảm, bệnh nhân thường cảm thấy phấn khích tột độ, vui vẻ, lạc quan một cách quá độ. Họ luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, hạnh phúc, suy nghĩ tích cực,…Họ dễ bị kích động, những kích thích nhỏ có thể dẫn đến biến động lớn về tình cảm, hành vi liều lĩnh.
Khi ở trạng thái trầm cảm, người bệnh lúc này cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, hay khóc không rõ lý do, tinh thần trì trệ,…
Sự khởi phát của rối loạn lưỡng cực thường có đặc điểm theo mùa. Đó là các giai đoạn trầm cảm vào đầu mùa đông (tháng 10, tháng 11) và các giai đoạn hưng cảm vào mùa hè (tháng 5 – tháng 7).
Điều này cũng nhắc nhở chúng ta nên chú ý xem người trong nhà có xu hướng cảm xúc cao bất thường vào mùa xuân hay không và liệu có xu hướng cảm thấy chán nản vào cuối thu và đầu đông hay không.
Cách điều trị rối loạn lưỡng cực
Việc điều trị rối loạn lưỡng cực cần tập trung vào các nguyên tắc toàn diện và lâu dài. Hiện nay thuốc vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu; Trạng thái tinh thần của người bệnh phần lớn phụ thuộc vào sự can thiệp toàn diện của điều dưỡng.
Tâm lý trị liệu, tập thể dục và điều chỉnh cảm xúc đều là một phần của điều trị toàn diện. Các nghiên cứu nước ngoài đã phát hiện ra rằng, tập thể dục đóng góp từ 20% đến 30% vào việc điều trị chứng rối loạn lưỡng cực.
Rối loạn lưỡng cực có thể được ngăn ngừa ở một mức độ nhất định bằng cách kiểm soát các yếu tố gây bệnh. Chẳng hạn như:
- Giấc ngủ: Lâu ngày chất lượng giấc ngủ không cao, hay mơ màng, dễ tỉnh giấc, mất ngủ,… khiến tinh thần căng thẳng dễ tăng nguy cơ mắc bệnh. Các bài tập như yoga, vật lý trị liệu như xoa bóp đầu và phơi nắng nhiều hơn nên được áp dụng để cải thiện giấc ngủ.
- Giải toả căng thẳng kịp thời: Căng thẳng trong thời gian dài từ môi trường xã hội hay công việc và cuộc sống cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực. Bạn cần từ từ tìm cách giải toả phù hợp với bản thân để tránh tích tụ những cảm xúc tiêu cực.
Sức khoẻ thể chất và tinh thần phải được củng cố lẫn nhau. Chúng ta cần duy trì mức độ cảnh giác và nhận thức nhất định về căn bệnh này. Và hãy đến gặp bác sĩ nhanh chóng nếu bạn thấy dấu hiệu bệnh.
Thể thao & văn hóa