Ngỡ rằng bị đau bả vai thông thường, người đàn ông 55 tuổi bất ngờ bị chẩn đoán ung thư phổi: Dấu hiệu 'đáng ngạc nhiên' cảnh báo ung thư không phải ai cũng biết
Nhiều người phát hiện ung thư phổi chỉ từ dấu hiệu ban đầu rất mơ hồ như đau vai gáy, đau lưng, đau đầu thông thường.
- 25-01-2022Người phụ nữ 43 tuổi teo toàn bộ dạ dày và thực quản vì uống thuốc giảm cân: Ép cân cấp tốc đón Tết để rồi chuốc hoạ!
- 25-01-20224 thói quen nhỏ vào buổi sáng nhiều người mắc khiến phổi "thủng như tổ ong": Nếu cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng này, hãy đến bệnh viện khám ngay kẻo không kịp
- 25-01-20223 loại nước ngọt miệng nhưng “cực độc” cần tránh mỗi tối kẻo lượng đường trong máu tăng vọt, người khỏe mạnh cũng nên tránh xa
Ông Tôn, là người Trung Quốc, 55 tuổi. Ông có tuổi trẻ cơ cực, làm nhiều việc nặng nhọc khiến vai thường đau nhức vào tuổi trung niên, thế nên ông không coi trọng những cơn đau này.
Cuối năm 2021, vai phải của ông Tôn bắt đầu đau trở lại, nghĩ là bệnh cũ tái phát nên ông tự mình đến trung tâm vật lý trị liệu gần nhà để xoa bóp và đắp thạch cao. Tuy nhiên, lần này cơn đau vai của ông không thuyên giảm mà ngày càng đau hơn. Nhiều khi ông không thể nhấc tay khi mặc quần áo, thậm chí đau đến nỗi không ngủ được, đêm khó vào giấc.
Sau hơn nửa tháng sống chung với cơn đau bả vai, ông Tôn quyết định đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi nghe mô tả tình trạng bệnh, bác sĩ chấn thương chỉnh hình đề nghị ông chụp X-quang khớp vai, nhưng không có bất thường gì ở khớp vai.
Sau đó, bác sĩ đề nghị ông chụp CT ngực, đến đây bác sĩ đã phát hiện ra một khối u 2,5cm ở đỉnh thùy trên của phổi phải, nghi vấn cao là ung thư phổi. Thế là ông Tôn phải đến phòng khám ngoại trú chuẩn bị nhập viện chẩn đoán.
Báo cáo bệnh lý sinh thiết cuối cùng cho ra ung thư biểu mô tuyến phổi. Ông đã được phẫu thuật cắt bỏ và hiện đang hồi phục tốt.
Đau vai, đau gáy, đau lưng là dấu hiệu đầu của ung thư thùy trên phổi. Ành: Toutiao
Đau vai lại bị chẩn đoán ung thư phổi, tuyệt đối đừng làm ngơ!
Nhiều người không khỏi lo lắng, đau mỏi vai gáy thường xuyên có phải là bệnh lý không? Đúng là một số trường hợp ung thư phổi thùy trên, đặc biệt là ung thư đỉnh phổi, sẽ có triệu chứng đầu tiên là đau vai.
Ngay phía trên đỉnh phổi là lối ra của khoang ngực, xung quanh có rất nhiều dây thần kinh được bắt từ cổ. Các sợi dây thần kinh cảm giác và vận động trong chi trên đều thông qua khu vực này.
Khi một khối u xuất hiện ở đỉnh phổi và không ngừng phát triển sẽ chèn ép màng phổi ở đỉnh phổi và các vùng lân cận, gây ra các triệu chứng tương tự như đau vai gáy và đau lưng. Cơn đau này thường được giảm bớt nhờ uống thuốc giảm đau.
Thuật ngữ y học gọi đây là hội chứng Pancoast, còn được gọi là hội chứng khối u đỉnh, dùng để chỉ một nhóm các triệu chứng đau khó chữa ở chi trên và vai, cũng như hội chứng Horner do khối u xâm nhập và chèn ép ở đỉnh phổi.
Hình X-quang khối u ở đỉnh phổi, một trong những nguyên nhân gây đau bả vai. Ảnh: Toutiao
Khối u phổ biến nhất gây ra hội chứng Pancoast là ung thư phổi. Các khối u khác bao gồm u thư biểu mô màng phổi, ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư thực quản và ung thư di căn phổi. Khối u chèn ép dây thần kinh giao cảm cổ, gây ra chứng giãn đồng tử hai bên, sưng mí trên và đổ ít mồ hôi trán, được gọi là hội chứng Horner.
Tuy nhiên, khi bị đau vai gáy, bạn đừng hoảng sợ và nghĩ rằng đó là bệnh ung thư phổi. Trên thực tế, có rất nhiều bệnh lành tính gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy. Những bệnh phổ biến nhất bao gồm chấn thương chóp xoay, thoái hóa đốt sống cổ, vai thể đông cứng, viêm bao hoạt dịch dưới cơ delta và thậm chí là viêm túi mật… cũng có thể gây đau vai.
So với các bệnh lành tính, đau vai và lưng liên quan đến khối u có những đặc điểm riêng:
1. Cảm giác đau thường khó mô tả rõ ràng, cảm giác nhức và tê, nhưng có vẻ không phải;
2. Cơn đau ban ngày không rõ, ban đêm trở nặng hơn, dù ngủ ở tư thế nào cũng khó vào giấc ngủ, nằm sấp và bó gối thoải mái hơn tư thế ngủ thông thường.
Cơn đau và tê ở vai và lưng của ung thư phổi rất khó giải thích. Ảnh: Toutiao
Khi đau vai gáy không thể thuyên giảm bằng các biện pháp vật lý trị liệu, xoa bóp, bôi thuốc hoặc cơn đau tăng dần thì cần hết sức cảnh giác, nhất là đối với những nhóm người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.
Lúc này, bạn có thể kịp thời đến bệnh viện để khám, phương pháp thăm khám trực tiếp nhất là chụp CT ngực. Chụp CT liều thấp lồng ngực là một phương pháp sàng lọc cho những người có nguy cơ cao bị ung thư phổi.
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: THỞ THẬT THẢNH THƠI
Xem tất cả >>- Ngón tay có 3 dấu hiệu này là "tiên tri sớm" của bệnh phổi, đi chụp CT ngay nếu không muốn tương lai phải thở máy
- 3 loại thực phẩm “trắng” làm sạch và giữ ẩm phổi hàng đầu, ăn càng nhiều càng tăng cường chức năng
- "1 chậm, 2 lồi, 3 thêm" trên cơ thể cảnh báo ung thư phổi: Tưởng bệnh vặt, không thăm khám sớm có thể làm bạn với máy thở cả đời
- 5 thực phẩm màu trắng nên ăn nhiều trong những ngày dịch bệnh để bảo vệ phổi, tăng cường sức đề kháng
- 4 thứ quen thuộc trong sinh hoạt khiến gia đình 3 người lần lượt mắc ung thư phổi: Điều thứ 2 nhiều nhà khó tránh!