MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Ngọa hổ tàng long": Trung Quốc thu lợi khổng lồ từ kho báu vô giá tại sa mạc lớn thứ 2 thế giới

11-01-2024 - 22:59 PM | Tài chính quốc tế

"Ngọa hổ tàng long": Trung Quốc thu lợi khổng lồ từ kho báu vô giá tại sa mạc lớn thứ 2 thế giới

Bên dưới lòng chảo khô cằn là những kho báu giúp Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ.

Người ta nói rằng, nước ở hoang mạc Ả Rập đắt như dầu, nước ở Tân Cương (Trung Quốc) cũng không ngoại lệ. 

Nếu dải đất dài hơn 1.200km của Hành lang Cam Túc là khu vực bán khô hạn thì Tân Cương là khu vực cực kỳ khô cằn. Tân Cương nằm ở trung tâm lục địa Á-Âu và là khu vực xa đại dương nhất. Dù là Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương hay Thái Bình Dương, khu vực này đều cách đến biển hàng nghìn km.

Tân Cương có Lưu vực Tarim, là lưu vực nội địa lớn nhất Trung Quốc. Lòng chảo Tarim có diện tích 560.000 km2, được bao quanh bởi dãy núi Thiên Sơn, dãy núi Kalakunlun và dãy núi Côn Lôn nên có khí hậu sa mạc cực kỳ khô cằn. Trong đó, trung tâm của Tarim là sa mạc Taklamakan - Đây là sa mạc lớn nhất Trung Quốc, lớn thứ 2 trên thế giới, hạn hán là điều tất yếu, theo thông tin từ UNESCO.

"Ngọa hổ tàng long": Trung Quốc thu lợi khổng lồ từ kho báu vô giá tại sa mạc lớn thứ 2 thế giới - Ảnh 1.

Dẫu vậy, lưu vực khô cằn này vẫn được bổ sung nước bởi hệ thống nước, sông Tarim, con sông nội địa lớn nhất Trung Quốc. Nước chảy về đây tạo nên những ốc đảo độc đáo trên sa mạc hoang vắng. 

Kinh ngạc hơn nữa, bên dưới một Tarim khô cằn, khắc nghiệt là một vùng đất đầy kho báu. Vùng địa lý kỳ lạ này đang chứa đựng những bí mật gì và nó mang cho Trung Quốc những lợi thế nào? China National Geographic phân tích như sau:

1. Sông Tarim - Sông nội địa lớn nhất Trung Quốc: Nguồn nước mát lành

144 nhánh sông, thuộc 9 hệ thống nước lớn của dãy núi Thiên Sơn và Côn Lôn, hội tụ vào sông Tarim. Sông Tarim trải dài 2.575 km, chảy qua sa mạc Taklamakan và dừng tại Lop Nur. Toàn bộ lưu vực sông Tarim có diện tích 1,02 triệu km2, chiếm 11% diện tích đất liền của Trung Quốc và có ý nghĩa to lớn đối với miền nam Tân Cương. Có hơn 12 triệu người sống trên toàn bộ lưu vực sông Tarim. Nguồn nước ngọt tươi mát của sông Tarim đang hỗ trợ một nửa dân số Tân Cương, UNESCO thông tin.

QQ News miêu tả, sông Tarim giống như con ngựa hoang thoát khỏi dây cương, luồn lách trong bùn cát, khăng khăng đi theo con đường riêng của mình, lao vào vùng hoang dã và sa mạc một cách liều lĩnh để thấm đẫm những vùng đất khô hạn. 

Trong lịch sử nó chảy vào hồ muối Lop Nur ở rìa phía đông Tarim thông qua sông Kongque. Liên tục chảy đến những khoảng cách xa nhất có thể, đây chính là “giới hạn tự nhiên” mà một dòng sông sa mạc có thể chạm tới.

"Ngọa hổ tàng long": Trung Quốc thu lợi khổng lồ từ kho báu vô giá tại sa mạc lớn thứ 2 thế giới - Ảnh 2.

Đi tới đâu, nó cũng nuôi dưỡng đất nông nghiệp, nuôi dưỡng quốc gia và tưới tiêu cho các khu rừng bạch dương Populus euphratica - khu rừng sinh thái nguyên sinh Populus euphratica lớn nhất thế giới. Rừng Populus euphratica tự nhiên ở lưu vực Tarim bao phủ hàng triệu mẫu Anh với trữ lượng gỗ lên tới hơn 1,5 triệu km2.

2. Kho báu bên dưới sa mạc: Dầu mỏ

Lưu vực Tarim là lưu vực trầm tích chứa dầu lớn nhất ở Trung Quốc. Tổng tài nguyên dầu khí đã được chứng minh là khoảng 16 tỷ tấn dầu tương đương, được các nhà địa chất nước này gọi là khu vực kế thừa chiến lược cho dầu mỏ của Trung Quốc trong thế kỷ 21. 

Với hoạt động thăm dò dầu khí ở lưu vực Tarim diễn ra liên tục, sản lượng dầu thô và khí đốt tự nhiên tiếp tục tăng. Nhờ đó, đóng vai trò rất lớn trong việc biến lợi thế tài nguyên ở miền Tây Trung Quốc thành lợi thế kinh tế, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Tân Cương nói riêng và kinh tế Trung Quốc nói chung.

"Ngọa hổ tàng long": Trung Quốc thu lợi khổng lồ từ kho báu vô giá tại sa mạc lớn thứ 2 thế giới - Ảnh 3.

Vào tháng 6 năm 2021, Tập đoàn Dầu khí và Hóa dầu Nhà nước Trung Quốc, Sinopec phát hiện một khu trữ lượng dầu mới có sức chứa hơn 1 tỷ tấn tại Mỏ dầu Tarim, tiếp thêm sức mạnh mới cho nguồn dự trữ năng lượng Trung Quốc.

Tận dụng lợi thế của công nghệ hiện đại, giữa năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc bắt tay khoan giếng sâu nhất châu Á - sâu hơn 11.100 mét - tại lưu vực Tarim nhằm tìm kiếm dầu mỏ, đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước và xuất khẩu của nước này.

3. "Thế giới ngầm" kinh ngạc

Phần lớn lưu vực Tarim là sa mạc, thế giới của cát, những cồn cát nhấp nhô và trải dài tưởng như kéo dài đến tận cùng thế giới. Tuy nhiên, ít ai có thể ngờ rằng bên dưới nó thực sự có một “đại dương” mặn (nước mặn ngầm). 

Một nghiên cứu mới nhất của Viện Sinh thái và Địa lý Tân Cương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc khẳng định, “đại dương” nước mặn này giống như một đại dương thực sự, có thể chứa lượng nước gấp 10 lần lượng nước của Ngũ Đại Hồ (Bắc Mỹ) cộng lại. "Chưa bao giờ người ta dám tưởng tượng có nhiều nước như vậy dưới cát. Định nghĩa của chúng ta về sa mạc có thể phải thay đổi" - SCMP trích lời của Giáo sư Li Yan thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết.

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đại dương khổng lồ sâu hàng nghìn mét bên dưới lưu vực Tarim hoạt động như một bể chứa carbon lớn, bảo vệ chúng ta khỏi hiện tượng nóng lên toàn cầu.

4. Vựa trái cây lớn

Tân Cương được mệnh danh là “quê hương của trái cây và dưa lưới ”, còn lưu vực Tarim là “đĩa trái cây lớn" chứa trái cây chất lượng cao ở Tân Cương. 

Tân Cương mang đến cho cây trồng 2 nguồn sống quan trọng đó là ánh sáng và nước ngọt: Ban ngày có đủ ánh nắng và lượng nhiệt dồi dào, hiệu suất quang hợp của thực vật rất cao. Cộng với dòng nước mát lành từ lưu vực sông Tarim và các ốc đảo (lấy nước từ tuyết tan trên núi), cây trồng nơi đây phát triển rất năng suất.

"Ngọa hổ tàng long": Trung Quốc thu lợi khổng lồ từ kho báu vô giá tại sa mạc lớn thứ 2 thế giới - Ảnh 4.

"Ngọa hổ tàng long": Trung Quốc thu lợi khổng lồ từ kho báu vô giá tại sa mạc lớn thứ 2 thế giới - Ảnh 5.

Ngày nay, tại lưu vực Tarim có hơn 10 triệu mẫu vườn cây ăn trái chất lượng cao, các loại trái cây đặc sản không chỉ làm tăng thu nhập kinh tế của người dân địa phương mà còn giúp làm thay đổi khí hậu của vùng ốc đảo thuộc lưu vực sông Tarim. 

Dưa, dưa hấu, nho, mơ, sung, đào, quả óc chó, chà là đỏ, lê… nhiều không kể xiết, chúng không chỉ ngọt mà còn có chất lượng tốt hơn. Tháng 9 hàng năm ở lưu vực Tarim là thời điểm các loại dưa, trái cây chín rộ.

Ngoài ra, đây cũng là vùng sản xuất bông nội địa lâu đời nhất Trung Quốc. Chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm tại đây có lợi cho việc tích lũy chất dinh dưỡng cho cây trồng nên Tân Cương là vùng trồng bông chất lượng cao, mang lại năng suất ổn định cho Trung Quốc.

Tham khảo: QQ, UNESCO, Sohu


Theo Trang Ly

Đời Sống Pháp Luật

Trở lên trên