Ngồi "chém gió" với anh bạn giàu có, tôi đã hiểu tại sao một kẻ tay trắng lại tiết kiệm được cả trăm nghìn USD chỉ sau 5 năm: Tiền cũng cần đấy, nhưng chưa phải là tất cả
Một người giàu có sẽ nghĩ như thế nào về tiền bạc?
- 11-05-2021"Mua túi Chanel giống như một khoản đầu tư sinh lời": Người trẻ đổ xô đi đấu giá trực tuyến cho thời trang xa xỉ với hy vọng kiếm bộn tiền
- 10-05-2021Không hổ danh "đại gia kim cương", Lý Nhã Kỳ sở hữu loạt cơ ngơi xa hoa nhìn đã thấy "choáng": Từ lâu đài dát vàng đến resort sang chảnh đều có
- 03-05-2021Cách đối nhân xử thế trên đời này, Lão Tử gói gọn trong 12 chữ: Giàu nhờ biết đủ, vật cực tất phản, cẩn thận đầu cuối
Vài ngày trước, tôi mời bạn mình qua nhà uống cà phê, hàn huyên về chuyện làm giàu. Dù khá giàu có nhưng anh không thích nói nhiều về tiền bạc. Anh chỉ nhận lời mời vì chúng tôi là bạn bè mà thôi. Tôi biết mình có thể học hỏi được rất nhiều từ anh.
Bạn tôi năm nay 30 tuổi, trông không có vẻ gì là giàu có. Anh không mua những món đồ hào nhoáng, vẫn tự cọ toilet hàng ngày như bất kỳ ai khác. Thế nhưng, trong vòng 5 năm qua, anh từ kẻ chẳng có đồng nào thành người sở hữu 100.000 USD "tiền tươi thóc thật", để sẵn trong tài khoản ngân hàng. Đó quả là một thành tích ấn tượng.
1. Bạn có thể làm giàu chỉ với tiền lương thông thường
"Lương anh hoàn toàn nằm ở mức trung bình. Mỗi tháng, anh tiết kiệm khoảng 15%. Số còn lại anh dùng để kiếm thêm tiền theo những cách khác nhau. Chú phải hiểu bản chất của tiền bạc trước khi làm giàu. Đây chính là điểm mà mọi người thường làm sai."
Bạn tôi sống cùng người yêu trong một căn hộ 60m2 ở trên phố, giống 80% cư dân thành phố. Ban ngày, anh làm thiết kế đồ họa cho một công ty bình thường, với mức lương cũng rất bình thường.
Ngoài giờ, anh mở blog riêng, kinh doanh các sản phẩm đồ họa trên trang web của mình. Anh dự định sẽ mở thêm kênh YouTube riêng của mình. Với nhiều nguồn thu nhập khác nhau, anh có thể tiết kiệm được phần lớn tiền mặt.
2. Tự lập công ty riêng
"Lập công ty tư nhân là lý do số 1 khiến anh có thể tiết kiệm được từng này tiền. Anh phải trả 20% thuế doanh nghiệp thay vì chịu mức 36%. Anh phải trả cả thuế thu nhập cá nhân. Anh có thể loại bỏ mọi chi phí kinh doanh.
Làm như vậy thì tiết kiệm tiền dễ hơn, vì nó hoàn toàn tách biệt với tài khoản cá nhân của mình. Anh sẽ chẳng thể nào kiếm được 100.000 USD nhanh tới vậy nếu không thành lập công ty riêng."
Khoảng 50% số tiền mặt mà bạn tôi có đều gắn liền với hoạt động kinh doanh. Anh ấy thành lập công ty riêng khoảng 1 năm sau khi bắt đầu các nguồn thu nhập khác nhau. Tại châu Âu, thủ tục thành lập công ty không mất nhiều thời gian và chi phí.
Bạn tôi cũng không cần hiểu biết nhiều sổ sách. Anh ấy thuê một công ty kế toán nhỏ với chi phí 240 USD/tháng để lo mọi thứ. Anh chỉ việc nhận lại hóa đơn và biên lai, còn mọi thứ đã có người lo.
Mỗi tháng, việc kinh doanh của anh ấy đem về khoảng 5.000-10.000 USD, không bao giờ hơn. Con số này thấp ư? Hãy làm phép tính nhẩm: trong vòng 5 năm qua, bạn tôi đã kiếm được khoảng 300.000-600.000 USD và tiết kiệm được phần lớn với mức thuế suất ưu đãi. Đó là sức mạnh của việc lập công ty riêng.
3. Chi tiền để kiếm tiền
"Nhìn bề ngoài, anh ‘chỉ’ tiết kiệm được 100.000 USD trong 5 năm qua. Thế nhưng, anh đã kiếm được tận 300.000-600.000 USD.
Năm đầu tiên, anh đã phải trả tới 40% tiền thuế, nhưng các năm về sau chỉ mất 20%. Anh trả lương cho chính mình, đồng thời trả cả phần thuế đó. Anh bỏ ra khá nhiều tiền để duy trì hoạt động kinh doanh. Nói chung,chú phải dám chi tiền để kiếm tiền."
Trên hành trình làm giàu, bạn tôi thừa nhận mình đã mắc một vài sai lầm, nhưng chẳng sao cả. Đây là điều mà rất nhiều người không hiểu về tiền: nếu có điều kiện, đừng ngại phạm phải sai lầm, vì bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều.
Có lần, anh ấy phí mất 5.000 USD tiền quảng cáo, trước khi nhận ra mình đang thu hút độc giả nhờ nội dung thú vị chứ không cần đến quảng cáo. Lần khác, anh ấy quên mất một khoản chi phí kinh doanh, nên phải chịu 2.000 USD tiền thuế.
"Từ khi bắt đầu kiếm thêm tiền, anh chưa bao giờ sợ thử, sợ tiêu, sợ mất, bởi đó là cách duy nhất để làm giàu."
4. Không mua nhà
"Anh đồng ý rằng bất động sản là một khoản đầu tư, nếu em có ý định cho thuê hay bán lại. Thế nhưng, anh không nghĩ ‘thuê nhà là ném tiền ra ngoài cửa sổ’. Hoàn toàn không.
Giống như thị trường chứng khoán, chẳng ai biết thị trường bất động sản sẽ diễn biến ra sao. Chi phí thì ngày càng gia tăng, trong khi giá trị căn nhà chưa chắc đã vậy. Bạn có một nơi để ở ‘miễn phí’, nhưng sẽ phải chôn chân tại đó.
Tiền thuê nhà chính là cái giá của tự do, và tự do thì không rẻ chút nào."
Bạn tôi không hoàn toàn phản đối ý tưởng mua một ngôi nhà cho riêng mình và bạn gái sau này, nhưng anh không vội. Nhiều người ở độ tuổi 30 có tài khoản tiết kiệm rất ổn, nhưng lại dành gần như tất cả để mua nhà.
5. Không mua xe
"Nếu cần đi công việc bằng xe bây giờ, anh sẽ đặt qua ứng dụng. Nếu cần xe để đi chơi cuối tuần, anh sẽ thuê bên ngoài. Nếu không cần đến ô tô, anh đi xe đạp."
Bạn hoàn toàn có thể gọi taxi chỉ bằng một cái búng tay trên đường, hoặc đặt qua ứng dụng trên điện thoại. Chi phí đặt xe khá đắt, nhưng bạn có đủ khả năng trả 100% nếu không mua xe (điều sẽ khiến bạn tốn cả đống chi phí bảo trì đắt đỏ không kém).
"Trong thế kỷ 21, thuê là một hình thức sở hữu mới. Tôi có thể thuê một căn penthouse để sống mà không cần phải bỏ tiền ra mua. Tôi có thể lái một chiếc BMW mà không cần phải trả toàn bộ tiền."
6. Không lãng phí cho thời trang
"Chú có biết trung bình một người trưởng thành sẽ dành 161 USD/tháng để mua quần áo mới? Con số ấy tương đương 1.932 USD/năm và gần 10.000 USD trong 5 năm. Anh chỉ mua quần áo 6 tháng/lần và tốn có 800 USD/năm.
Bạn tôi là fan của một hãng thời trang vì môi trường. Anh có 1 chiếc áo len màu đỏ mận, vài chiếc màu đen, hơn chục chiếc phông, quần dài, quần jeans... Anh đi giày thể thao Nike cả năm, thỉnh thoảng mới mua giày mới để tập chạy.
Tôi cũng làm điều tương tự như anh ấy và tiết kiệm được không ít tiền. Thời trang không phải là ưu tiên hàng đầu để sống hạnh phúc.
7. Không tin vào nguyên tắc "Starbucks"
"Anh chẳng tin rằng Starbucks có thể khiến người ta nghèo đi. Đúng là bỏ hẳn 5 USD/ngày cho cà phê thì điên rồ thật; anh không làm như vậy, nhưng thỉnh thoảng tự thưởng cho bản thân một ly Starbucks cũng chẳng sao.
Anh thích ngồi ở đó và viết lách. Việc này sẽ khiến anh cảm thấy khá hơn trong những ngày tồi tệ. Nó giống như một khoản đầu tư bé nhỏ cho bản thân vậy. Cà phê ở Starbucks đắt thật, nhưng không đắt bằng thời trang, chưa kể nó còn giúp chúng ta tỉnh táo trong ngày."
Chẳng việc gì phải tiết kiệm tiền cà phê nếu đó là điều giúp bạn nâng cao năng suất làm việc. Nghe vậy, tôi bảo với anh rằng nhiều người bỏ ra 5 USD/ngày, tức là 6.000 USD trong 5 năm, chỉ để mua những đồ uống có hại chứa cả tấn đường. Đây không phải thói quen tốt.
"Đúng vậy, nhưng đó chỉ là một phần của bức tranh. Anh đang nói về những người có điều kiện bỏ ra 100 USD/tháng cho cà phê và biết rằng mình xứng đáng tự thưởng cho bản thân vì đã làm việc chăm chỉ.
Nếu mua một ly đồ uống sang chảnh chỉ để tới văn phòng ‘ngồi chơi xơi nước’, dĩ nhiên là chú cần phải xem lại cách chi tiêu của mình."
8. Chết cũng không mang được tiền theo
Trước khi kết thúc, anh bạn này nhắc nhở tôi một điều:
"Nhiều người coi tiền là bàn đạp cho mọi thứ. Họ gần như không quan tâm đến tiền, mà là cuộc sống được mua bởi tiền.
Tuy nhiên, thứ nhất, hầu hết mọi người đều không nhận ra: họ không cần phải có triệu USD mới có thể sống cuộc đời mơ ước. Thứ hai, tiền cũng chẳng là gì khi bạn chết đi.
Hãy đối xử tốt với mọi người, dù chú có tiền hay không, nhưng đặc biệt là khi có tiền. Chú được số phận ưu ái, vậy nên chú có trách nhiệm phải đảm dương những thách thức cao cả nhất mà nhân loại phải đối mặt hiện giờ. Tất cả đều được bắt đầu bởi tình yêu thương và sự tôn trọng.
Không ai có thể hình dung nổi thế giới sẽ ra sao nếu những người giàu có tử tế và biết tôn trọng hơn."
Bài chia sẻ của Joseph Mavericks - blogger nổi tiếng trong lĩnh vực nâng cao hiệu suất làm việc, con đường thành công,...
(Theo Medium)