Ngôi chùa "có 1 không 2" trên thế giới: Cheo leo trên vách đá vẫn vững vàng sau 1.500 năm, đẹp tựa bức phù điêu được chạm khắc tinh xảo vào núi đá
Một ngôi chùa được xây dựng cheo leo trên vách đá khiến bất khi ai cũng ngưỡng mộ, trầm trồ.
- 25-04-2022Đất nước "nghèo" nhất thế giới: Chẳng có gì ngoài... vàng, không còn cách nào khác là đổi vàng lấy lương thực
- 20-04-2022Quốc đảo "lột xác" thành nước giàu nhờ kho báu từ PHÂN CHIM, nhưng cũng vì thế mà đi vào khủng khoảng
- 18-04-2022Ông trùm bất động sản được ví là "vua đất" suốt hơn 2 thập kỷ, tiền đổ vào như nước nhưng cái kết chẳng ai ngờ: Giao cho con tiếp quản 5 năm, sản nghiệp thay đổi chóng mặt
Có rất nhiều công trình kiến trúc chùa chiền nổi tiếng ở Trung Quốc, và không thể không kể đến chùa Huyền Không trên núi Heng ở Đại Đồng, Sơn Tây. Được hoàn thành vào năm 491 sau Công Nguyên, đây cũng là ngôi chùa độc đáo duy nhất còn lại ở Trung Quốc kết hợp giữa Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo.
Tòa nhà thời Bắc Ngụy này đã nằm lơ lửng trên núi hơn 1.500 năm, trải qua mưa gió, thay đổi của các triều đại, nhưng nó vẫn như chưa từng bị biến đổi từ hàng nghìn năm trước. Chùa Huyền Không này còn nổi tiếng với vị trí cheo leo ngay trên vách núi, 1 bên là vực thẳm.
Những đặc điểm nổi bật có một không hai của chùa Huyền Không
Chùa Huyền Không cách mặt đất khoảng 50m, được xây dựng trên vách núi dựng đứng hơn 100m, hai bên có cảm giác như được dán chặt vào vách núi.
Đặc điểm kiến trúc của nó có thể được tóm tắt là ba chữ "lẻ, treo, khéo". Chùa Huyền Không được xây dựng bằng cách đào lỗ trên vách đá và chèn các thanh xà bằng gỗ. Một phần của ngôi chùa được xây dựng trên các thanh gỗ, phần còn lại sử dụng các tảng đá nhô ra làm nền. Du khách không thể nhìn thấy những thanh xà bằng gỗ này ở phía xa, nhưng họ sẽ thấy rất nhiều gỗ tốt dựa vào phía dưới của ngôi đền.
Nhìn từ xa, Chùa Huyền Không giống như một bức phù điêu được chạm khắc tinh xảo, được khảm giữa các vách đá dựng đứng. Nhìn gần, các cung điện đều có xu hướng bay lượn trên bầu trời, rất ngoạn mục.
Du khách sẽ nghĩ: liệu những cột gỗ "run rẩy" này có thể chống đỡ cho một ngôi chùa trụ vững qua năm thắng như vậy không? Khi quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy ngoài những cột gỗ còn có những thanh xà gỗ to lớn cắm vào vách đá. Quả thực tay nghề và trí tuệ của những người thợ thủ công xưa khiến khác kiến trúc sư ngay nay cũng phải kiêng nể.
Vào năm Khai Nguyên thứ 23 của triều đại nhà Đường (735 sau Công Nguyên), Lý Bạch đã lấy cảm hứng sau khi đến thăm chùa Huyền Không, và đã viết chữ "ngoạn mục" trên tấm bia đá bên dưới ngôi chùa.
Ngôi chùa được mệnh danh là “Báu vật phương Đông”
Trong số nhiều ngôi chùa ở Trung Quốc, chùa Huyền Không ở núi Heng - Sơn Tây là một công trình kỳ diệu. Nhìn chung, các ngôi chùa được xây dựng trên nền đất bằng phẳng, nhưng ngôi chùa Huyền Không này vẫn tồn tại đúng như tên gọi của nó, nó được xây dựng trên một vách đá và lơ lửng giữa không trung.
Một kiến trúc sư người Anh đã viết: "Chùa Huyền Không của Trung Quốc tích hợp cơ học, thẩm mỹ và tôn giáo thành một và đạt đến sự hoàn hảo. Nghệ thuật kỳ dị như vậy hiếm có trên thế giới. Chỉ qua chuyến thăm này, chúng tôi mới thực sự thấy được lịch sử văn hóa, nghệ thuật và văn minh huy hoàng của quốc gia cổ kính này. Chùa Huyền Không không chỉ là niềm tự hào của người dân Trung Quốc, mà còn là niềm tự hào của người dân thế giới ”.
Ông Nino, một chuyên gia khảo cổ đến từ Venice, Ý, tin rằng Chùa Huyền Không và mọi thứ mà nó tượng trưng phản ánh những thành tựu văn hóa vĩ đại của dân tộc Trung Hoa và là biểu hiện nổi bật cho trí tuệ của người Trung Quốc.
Chùa Huyền Không kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp nhân tạo, đồng thời tích hợp mỹ học, cơ học và tôn giáo làm một, xứng danh là “Báu vật phương Đông”.
Tại sao những ngôi chùa được xây dựng cách đây hơn 1.400 năm vẫn hiên ngang trong mưa gió, nắng như thiêu đốt, thậm chí sạt lở, nứt nẻ, trong khi nhiều công trình kiến trúc ngày nay quá mỏng manh, không thể chịu nổi một lần thử thách?
Theo Sohu
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Chuyện lạ 4 phương
Xem tất cả >>- Cung đường hơn 600 khúc cua gấp: Nỗi ám ảnh của người say xe, thách thức cả những ''tay lái lụa''
- Giải mã bí ẩn con dốc ngược đời dễ lên - khó xuống, bất chấp mọi định luật tự nhiên
- Ngôi làng "cô đơn" nhất Nhật Bản: Cư dân trẻ nhất cũng đã 50 tuổi, sự thật đằng sau khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng
- Kỳ lạ cây cổ thụ hơn 100 tuổi "hóa" đài phun nước suốt 20 năm: Hóa ra nguyên nhân chôn sâu dưới lòng đất
- Ngôi nhà “cô độc” nhất thế giới: Sở hữu góc view có 1-0-2, tồn tại hàng thế kỷ không có hàng xóm và không dành cho người yếu tim