Ngôi nhà 100% quây bằng kính, người ngoài chê “kém riêng tư”, người kiến trúc sư lại tâm đắc bởi 1 điều
Nhiều người đi qua ngôi nhà phải đặt câu hỏi rằng, chủ nhà chẳng lẽ không cần sự riêng tư hay sao khi xây dựng một ngôi nhà trong suốt như thế này.
- 15-07-2023Vợ đại gia sống trong biệt phủ 33.000m2 vẫn thấy 'không sung sướng', sau nửa năm quyết tâm 'bỏ nhà ra đi' nhưng lại được chồng ủng hộ vì một lý do
- 15-07-2023Nhận thi công nhà 27m2, KTS sắp xếp quá giỏi khiến không gian rộng gấp bội
- 15-07-2023Rời Sài Gòn, đôi vợ chồng cầm 300 triệu lên sườn đồi dựng căn nhà gỗ, thành quả đáng nể
Trên thế giới có rất nhiều ngôi nhà kỳ lạ, khiến những người qua đường hay những người biết về nó phải trầm trồ. Chúng có thể mang vẻ khác lạ về vị trí, kết cấu hoặc kiến trúc. Có thể kể tới như nhà trên cây, nhà trong hang hay những ngôi nhà uốn lượn, mang hình thù "chẳng giống ai".
Song, là không gian sống, không gian làm việc, không gian nghỉ ngơi và thư giãn, nên hầu hết mọi ngôi nhà, dù có kỳ lạ đến đâu, cũng đề cao vấn đề tính riêng tư cho gia chủ. Tuy nhiên ngôi nhà sau đây lại ngược lại. Nhiều người đi qua phải đặt câu hỏi rằng, chủ ngôi nhà không cần bất kỳ sự riêng tư nào hay sao.
Đó là ngôi nhà làm hoàn toàn 100% bốn bề là kính, ở Tokyo, Nhật Bản, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Nhật, tên là Sou Fujimoto. Ngôi nhà này còn được gọi là “House NA” .
Nhà không có tường, 4 bề đều là kính
Cụ thể, ngôi nhà trong suốt đặc biệt này rộng 914ft2, tương đương với khoảng 85m2. Theo kiến trúc sư Sou Fujimoto, tác giả của thiết kế này, ngôi nhà gắn liền với khái niệm sống trong một cái cây - khi tất cả các tầng trong nhà được liên kết với nhau và những người trong nhà cũng vậy, có thể dễ dàng kết nối với nhau, thậm chí là kết nối với những người bên ngoài. Đây cũng là điều người kiến trúc sư vô cùng tâm đắc về công trình này.
Toàn bộ nhà được làm từ phần khung thép màu trắng, xung quanh thay vì xây tường gạch với xi măng như thông thường thì được quây toàn bộ bằng những tấm kính. Các tầng của nhà trong suốt cũng được tạo thành từ 21 tấm sàn, phân bố ở nhiều độ cao khác nhau. Chính điều này đã tạo nên sự liên kết chặt chẽ trong tổng thể không gian của ngôi nhà.
Nhìn từ bên ngoài, nó không giống như những tầng tách biệt của một ngôi nhà, mà sẽ giống như một cái cây. "Điểm hấp dẫn của một cái cây là những khu vực của nó không bị cô lập mà được kết nối với nhau theo tính tương đối và độc đáo. Ở trong ngôi nhà này, mọi người có thể nghe giọng của người khác từ các tầng khác nhau, dễ dàng di chuyển từ tầng này sang tầng khác, thậm chí trò chuyện với nhau khi đang ở những khu vực khác biệt" , kiến trúc sư Sou Fujimoto chia sẻ.
Các tầng của ngôi nhà được liên kết chặt chẽ với nhau (Ảnh Iwan Baan)
Vật liệu kính được sử dụng cũng giúp ngôi nhà lấy nhiều ánh sáng tự nhiên vào ban ngày nhất có thể. Vì vậy những người sống và làm việc ở đây vào ban ngày thậm chí sẽ không cần sử dụng tới đèn điện. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn ở Nhật Bản. Nó không chỉ giúp chủ nhà tiết kiệm điện, tiết kiệm chi phí mà còn đem lại cảm giác con người được kết nối hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường.
Theo kiến trúc sư, những người trong nhà không cần quá lo ngại về sự riêng tư. Chỉ cần trang bị thêm những tấm rèm, mọi vấn đề sẽ được giải quyết.
Ngôi nhà trong suốt hiện nay trở thành nơi sinh sống của 2 vợ chồng trẻ. Bất kỳ ai đi qua cũng bị thu hút và phải trầm trồ trước thiết kế của ngôi nhà. Nhiều kiến trúc sư khác đánh giá, công trình như một đại diện cho suy nghĩ của giới trẻ Nhật Bản hiện nay, những người năng động, sáng tạo, không ngại thể hiện bản thân và luôn tìm kiếm sự kết nối.
Những hình ảnh khác về ngôi nhà (Ảnh Iwan Baan)
Vật liệu kính áp dụng trong xây dựng
Trên thực tế, không chỉ ở ngôi nhà trong suốt trên mà hiện nay, vật liệu kính đã trở nên phổ biến và được ưa chuộng, sử dụng trong rất nhiều công trình, từ nhà ở, văn phòng cho tới khách sạn hay các khu nghỉ dưỡng, công trình cao cấp khác.
Đây là vật liệu rắn, trong suốt và giòn, được sản xuất bằng cách áp dụng một lượng lớn nhiệt cho cát hoặc thạch anh. Ngoài ra, vật liệu kính cũng được đánh giá là có thể đúc thành bất kỳ hình dạng nào.
Các kiến trúc sư đánh giá, sử dụng kính trong kiến trúc là một phương pháp thông minh, đáp ứng được những yêu cầu về màu sắc, độ bền cũng như tính thẩm mỹ.
Với những không gian cần nhiều ánh sáng tự nhiên, kính là vật liệu phù hợp và hoàn hảo nhất. Gia chủ có thể trang bị những cửa số kính lớn, hoặc thậm chí là những bức tường bằng kính. Bề mặt bóng, mịn của kính cũng giúp chúng có khả năng chống bụi, dễ dàng được làm sạch khi cần thiết, và chống thấm nước, không bị hoen gỉ - ưu điểm nổi bật so với những vật liệu thông thường như gỗ, gạch, kim loại...
Một số ưu điểm nữa của vật liệu kính cũng được chỉ ra đó là có khả năng cách điện, chống lại được các tác động từ môi trường, thời tiết, kháng mài mòn và là một loại vật liệu bền vững, có thể tái chế 100% mà không bị biến chất hay bị ảnh hưởng đến chất lượng, độ tinh khiết trong quá trình tài chế.
Hiện nay, vật liệu kính khi áp dụng trong xây dựng được chia thành nhiều loại. Nếu theo cấu tạo, có kính dán an toàn 2 hoặc 3 lớp, kính thường và kính cường lực. Nếu theo mục đích sử dụng thì có kính trang trí, kính lấy ánh sáng, kính vừa cách âm, cách nhiệt, vừa lấy ánh sáng, và kính làm vật dụng trong nhà.
Tùy vào nhu cầu của gia đình mà gia chủ nên cân đối sao cho lựa chọn được loại kính phù hợp nhất với bản thân. Mỗi loại kính lại sẽ có một số đặc điểm riêng biệt cũng như giá thành khác nhau.
Theo Architecture Art Designs
Phụ nữ số