Ngôi nhà “cứng đầu” trên “hòn đảo cô đơn” siêu độc lạ, chủ nhà kiên quyết không nhận đền bù dù không thể mở cửa: Số phận cuối cùng lại vô cùng bất ngờ
Được chủ đầu tư đền bù hơn 12 tỷ đồng, gia đình 3 thế hệ kiên quyết không chịu rời đi.
- 12-08-2024Cửa hàng đông khách nhưng kinh doanh vẫn lỗ: Cảnh sát vào cuộc phát hiện 187 giao dịch bất thường, 1 người bị bắt giữ
- 11-08-2024Chú ruột lên thành phố sống cùng, được 1 tháng, ông cụ nằng nặc đòi về: Ngày con trai cưới, tôi bật khóc khi mở phong bao đỏ
- 10-08-2024Có con trai, cụ ông vẫn nhất quyết đem thừa kế tài sản cho hàng xóm: Cuối đời ôm ân hận vì hiểu ra 1 điều
Ngôi nhà hai tầng khiêm nhường của chị Ngô Bình (49 tuổi) nằm tại đường Hạc Hưng, Dương Gia Bình, quận Cửu Long Pha, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Hình ảnh chụp ngôi nhà đặc biệt này đã viral vào năm 2007 khi nó nằm lọt thỏm giữa một hố xây dựng lớn. Những bức ảnh về ngôi nhà này đã được lan truyền rộng rãi, khiến cho câu chuyện của chị trở thành một đề tài gây tranh cãi thời gian dài tại Trung Quốc.
Mặc dù một tòa án địa phương đã đặt ra thời hạn cho chị để di dời, nhưng chị Ngô đã kiên quyết không nhượng bộ. Trong một cuộc phỏng vấn với báo Legal Daily, chị cho biết: "Tôi không phải là người cố chấp hay bất tuân. Tôi chỉ đang cố gắng bảo vệ quyền lợi cá nhân của mình với tư cách là một công dân. Tôi sẽ tiếp tục đến cùng."
Được biết, căn nhà 219m2 này là nơi sinh sống của gia đình gồm 3 thế hệ. Họ không đồng ý khoản tiền bồi thường trị giá 3,5 triệu NDT (khoảng 12,2 tỷ đồng).
Trong khi 280 hộ gia đình khác đã chấp nhận các khoản bồi thường từ các nhà đầu tư, chị Ngô lại từ chối mọi đề nghị. Gia đình kiên quyết bám trụ ngay cả khi chủ đầu tư đã phá bỏ những ngôi nhà xung quanh, bị cắt điện, nước và đào móng sẵn để chuẩn bị tiến hành xây dựng trung tâm thương mại. Sau một thời gian, nhà chị Ngô đã phải sống ở nơi khác do không thể mở cửa, tiếp cận ngôi nhà của mình được nữa, nhưng vẫn không chịu rời bỏ nó. Tình hình căng thẳng này đã kéo dài suốt 3 năm, với các cuộc chiến pháp lý giữa chị và chủ đầu tư dự án.
Đã có nhiều ý kiến về vụ việc của chị Ngô. Một bài xã luận trên báo China Youth Daily nhấn mạnh: "Nếu tình huống của 'hòn đảo cô đơn' này tiếp tục, nó có thể trở thành một phép thử quan trọng cho pháp luật Trung Quốc."
Cuộc chiến của chị đã tạo ra một làn sóng thảo luận sôi nổi trên các mạng xã hội và phương tiện truyền thông, với nhiều ý kiến trái chiều khác nhau.
Cuối cùng, sau một phiên điều trần, Tòa án quận Cửu Long Pha của Trùng Khánh đã quyết định ủng hộ việc di dời theo thông báo của Cục Quản lý Nhà ở và đặt ra thời hạn tuân thủ. Gia đình chị Ngô buộc phải phá dỡ ngôi nhà trước ngày quy định nếu không muốn bị cưỡng chế.
Dù có lệnh của tòa, khi được hỏi về "thông báo di dời trong kỳ hạn quy định" và việc cưỡng chế nếu quá hạn, chị Ngô kiên quyết: "Nếu không giải quyết được vấn đề, tôi sẽ không đi đâu" và chỉ vào túi nhựa chứa giấy tờ pháp lý liên quan đến quyền sở hữu nhà cửa, khẳng định phán quyết của tòa trái với quy định của Tòa án nhân dân tối cao.
Báo chí còn đưa tin, chị Ngô dự định mở nhà hàng ở tầng trệt ngôi nhà và đã sử dụng thông tin này để gây sức ép với nhà thầu xây dựng, đồng thời yêu cầu bồi thường một ngôi nhà mới có thể kinh doanh và cả tiền mặt.
Cuối cùng, sau những cuộc đàm phán kéo dài, vấn đề chỉ được giải quyết khi chị Ngô đồng ý nhận căn hộ mới và một triệu NDT tiền đền bù, dù đã từng tuyên bố rất kiên quyết. Vào tháng 4 năm 2007, ngôi nhà trên “hòn đảo cô đơn” đã bị phá bỏ.
Nguồn: Sohu
Đời sống pháp luật