MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngôi nhà "mắc kẹt" giữa khu biệt thự, phải “lội mương” để ra ngoài vì từ chối hơn 32 tỷ cùng 2 BĐS: Sau 12 năm phải chuyển đi mà không được 1 xu

28-06-2023 - 12:19 PM | Sống

Ngôi nhà "mắc kẹt" giữa khu biệt thự, phải “lội mương” để ra ngoài vì từ chối hơn 32 tỷ cùng 2 BĐS: Sau 12 năm phải chuyển đi mà không được 1 xu

Dù khoản bồi thường đã được tăng lên gấp 10 lần so với ban đầu, song người đàn ông Trung Quốc tham lam vẫn không chịu di dời khiến bố mẹ già phải chịu khổ theo mình.

Thụy Cảnh là một khu dân cư cao cấp ở quận Ngô Giang, thành phố Tô Châu, Trung Quốc. Nơi đây toạ lạc rất nhiều biệt thự đắt đỏ và sang trọng. Thế nhưng ở ngay một góc của khu chung cư này lại có một ngôi nhà hai tầng cũ nát, nằm bên những biệt thự sang trọng trông đặc biệt “nổi bật”. Đó là nhà của người đàn ông tên Trang Long Đệ.

Lòng tham không đáy

Làng Bàng Dương ở quận Ngô Giang, Tô Châu là nơi có vị trí địa lý ưu việt nên được chọn để xây dựng khu dân cư cao cấp Thụy Cảnh. Năm 2004, khi kế hoạch xây dựng này bắt đầu được triển khai, mỗi hộ dân nằm trong dự án đều được đền bù một khoản “hậu hĩnh” là một căn nhà mới và 1 triệu NDT (khoảng hơn 3 tỷ đồng) kinh phí phá dỡ và di dời.

Khi chủ đầu tư mang thỏa thuận phá dỡ đến cho dân làng và hỏi từng nhà, hầu hết các hộ gia đình ở đây đều đồng ý ngay và nhanh chóng ký vào thỏa thuận. Chỉ có gia đình của Trang Long Đệ là không ký vào bản thỏa thuận nhưng cũng không có ý kiến phản đối gì. Ngày hôm sau, khi người của bên phát triển quay lại gia đình thì bị bà lão họ Trang tức giận từ chối. Đối mặt với thái độ thay đổi đột ngột này, nhà đầu tư vô cùng bối rối.

Sau đó nhiều lần hỏi thăm, chủ đầu tư biết được người phản đối là Trang Long Di, con trai thứ hai của bà Trang. Nguyên nhân là vì người đàn ông này cảm thấy số tiền bồi thường quá ít. Ở làng, Trang Long Đệ nổi tiếng là một tên lêu lổng, suốt ngày lang thang ngoài đường, không có tiền thì về nhà ăn bám bố mẹ. Vợ chồng bà Trang thường dựa vào nghề nông và bán rau kiếm sống. Tiền tiết kiệm cũng không nhiều, lại thêm tuổi già, bệnh tật. Vì cuộc sống khó khăn nên Trang Long Đệ muốn lợi dụng cơ hội này để kiếm một khoản tiền lớn, do đó, anh đã nhất quyết từ chối mức bồi thường ban đầu.

Mặc dù vậy, để dự án Thụy Cảnh không bị chậm tiến độ, chủ đầu tư vẫn phải “cắn răng” thương lượng với người đàn ông này. Họ đưa ra mức bồi thường là 2 căn nhà và 1 triệu NDT tiền mặt. Giá trị 2 ngôi nhà ở trung tâm thành phố là vô cùng lớn, nhà phát triển vốn tưởng rằng Trang Long Dệ sẽ đồng ý, nhưng anh vẫn lắc đầu và yêu cầu phải trả thêm 2 triệu NDT.

Việc trả thêm 2 triệu NDT vốn chẳng có gì khó khăn đối với chủ đầu tư, thế nhưng khoản bồi thường này khi công bố sẽ không công bằng với những hộ dân khác. Do đó, nhà phát triển vẫn muốn thương lượng lại với Trang Long Đệ. Tuy nhiên ở lần gặp tiếp theo, Trang Long Đệ đã hống hách xé bỏ thỏa thuận phá dỡ. Người đàn ông này tin rằng nhà đầu tư nhất định sẽ phải nhân nhượng và chấp thuận yêu cầu của anh để nhanh chóng hoàn thiện dự án.

Thế nhưng không như suy đoán của Trang Long Đệ, mãi 2 năm sau đó, anh chẳng thấy một ai ghé thăm nhà mình để đàm phán nữa. Hóa ra, nhà đầu tư vẫn quyết định xây khu dân cư mới ở làng Bàng Dương theo kế hoạch, nhưng sẽ bỏ qua mảnh đất của gia đình Trang Long Đệ.

Ngôi nhà "mắc kẹt" giữa khu biệt thự, phải “lội mương” để ra ngoài vì từ chối hơn 32 tỷ cùng 2 BĐS: Sau 12 năm phải chuyển đi mà không được 1 xu - Ảnh 1.

Mảnh đất lầy lội và tòa nhà đổ nát của Trang Long Đệ. Ảnh: Sohu

Vào năm 2006, khi hầu hết hàng xóm láng giềng trước đây đã có cuộc sống ổn định tại khu tái định cư đối diện thì gia đình của Trang Long Đệ vẫn chễm chệ ở vị trí cũ và ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.

Trong 6 năm tiếp theo, kinh tế Tô Châu phát triển như vũ bão. Đến năm 2012, khu dân cư Thuỵ Cảnh nằm ở vị trí đắc địa, giá đất đắt đỏ nên nhà phát triển kiếm được rất nhiều tiền từ việc kinh doanh BĐS. Tuy nhiên, một vấn đề mới lại xuất hiện.

Nhiều chủ nhà sống tại Thuỵ Cảnh phản ánh rằng đất bùn và ngôi nhà nhỏ cũ nát ở trong góc khu dân cư làm ảnh hưởng đến mỹ quan và giảm giá trị  của dân cư. Mảnh đất lầy lội và tòa nhà nhỏ đổ nát này chính là nhà của Trang Long Đệ. Trước nhà có một con mương ô nhiễm bốc mùi hôi thối khiến người dân gần đó thường xuyên than phiền. Vì lý do này, chủ đầu tư phải lần nữa đến nhà Trang Long di để thương lượng.

Lúc này, nhà phát triển quyết định trả luôn cho người đàn ông này 10 triệu NDT để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Biết rõ lợi thế của mình nên Trang Long Đệ vẫn không đồng ý. Dù được bà mẹ khuyên ngăn, thế nhưng anh ta vẫn khẳng định rằng chỉ khi nhận được 20 triệu NDT thì mới chuyển đi

Tự “lấy đá đập chân mình”

Không tìm thấy tiếng nói chung, từ năm thứ 2 sau lần thỏa thuận đó, nhà phát triển hoàn toàn từ bỏ ý định thuyết phục Trang Long Đệ bởi họ cho rằng với những người lòng tham vô đáy, có trả bao nhiêu tiền cũng không thể thỏa mãn được, tốt hơn hết là tìm cách khác. Sau đó, họ dọn sạch rãnh nước ô nhiễm, đồng thời tu sửa cẩn thận khu vực xung quanh, trang trí những viên đá có hoa văn đẹp mắt, trồng thêm cây xanh và hoa cỏ.

photo-1687926929377

Lối ra duy nhất của ngôi nhà là lội qua sông. Ảnh: Sohu

Bằng cách này, rãnh nước nhỏ đã trở thành một cảnh quan sinh động, ngăn cách hoàn hảo khu dân cư Thuỵ Cảnh với nhà của Trang Long Đệ. Trời mưa, người dân trong khu không còn thấy đường lầy lội, cũng không ngửi thấy mùi hôi thối. Thế nhưng Trang Long Đệ lại không vui vì “miếng ngon” vừa tới miệng lại biến mất. Thậm chí từ khi khu vực này được cải tạo lại, lối đi cũ bị chặn lại nên mỗi khi ra ngoài, gia đình này đều phải lội qua con mương nhỏ trước mặt.

Vào mùa hè, ở phía nam sông Dương Tử mưa nhiều, nước có thể ngập đến eo người, đi bộ cũng khó khăn. Điều này gây khó khăn và nguy hiểm cho bố mẹ già của Trang Long Đệ. Mỗi ngày, họ phải đẩy xe rau đi bán, khi mưa quá lớn có thể sẽ bị trượt chân ngã xuống. Bóng lưng còng lảo đảo vất vả mưu sinh của hai vợ chồng già khiến người ta không khỏi xót xa.

Ngôi nhà "mắc kẹt" giữa khu biệt thự, phải “lội mương” để ra ngoài vì từ chối hơn 32 tỷ cùng 2 BĐS: Sau 12 năm phải chuyển đi mà không được 1 xu - Ảnh 3.

Lối ra duy nhất của ngôi nhà là lội qua sông. Ảnh: Sohu

Năm 2016, Trang Long Đệ không thể chịu đựng được nữa đã cùng vợ con dọn ra ở riêng, để lại cha mẹ già và căn nhà cũ nát. Thấy hai vợ chồng lớn tuổi đáng thương, chủ đầu tư đã chủ động nối điện nước, sửa đường và giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống giúp họ. Tuy nhiên, căn nhà của bà Trang quá cũ, trời mưa rất dễ ẩm mốc, hơn nữa con mương bên cạnh thường xuyên bốc mùi, nên sau năm 2018, vợ chồng bà Trang cũng dọn đến ở cùng con trai cả. Hiện nay, ngôi nhà vẫn ở đó, bị cỏ dại mọc quanh mà chẳng ai quan tâm.

Mỗi khi nhắc đến chuyện này, Trang Long Đệ lại thở dài ngao ngán và hối hận. Vì quá tham lam nên anh đã làm khổ cả bố mẹ. Ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp, điều đó không có gì sai, nhưng nếu vì lòng tham mà không biết điểm dừng, cuối cùng sẽ chẳng đạt được gì cả. Bất cứ lúc nào, chúng ta cũng nên biết hài lòng và hạnh phúc với hiện tại.

(Theo Sohu)

Ánh Lê

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên