Ngôi vị nền kinh tế lớn thứ ba thế giới có thể sớm đổi chủ: Ngôi sao đang lên đe doạ vị thế một loạt siêu cường từng nhiều thập niên thống trị "bảng vàng"
Nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới sẵn sàng tăng trưởng ở mức bằng hoặc trên 7% trong năm tài chính 2024.
- 31-01-2024Ông chủ 31 tuổi “chơi lớn”, thưởng Tết 7 chiếc đồng hồ Rolex cho nhân viên
- 31-01-2024Dù sống ở nền kinh tế hàng đầu thế giới nhưng hơn nửa người trưởng thành không thể chi trả ngay một loại phí chưa đến 25 triệu VND, nguyên nhân do đâu?
- 31-01-2024Lãnh đạo Samsung 'như ngồi trên đống lửa': Lợi nhuận thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ, mảng chip nhớ vẫn chìm trong thua lỗ
Bộ Tài chính Ấn Độ dự báo nước này có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027 với tổng sản phẩm quốc nội ước tính đạt 5 nghìn tỷ USD.
Các dự báo này được đưa ra trước khi dự chi ngân sách sẽ được công bố vào cuối tuần này.
Trong một báo cáo công bố hôm thứ Hai, Bộ tài chính cho biết nền kinh tế Ấn Độ sẵn sàng tăng trưởng ở mức bằng hoặc trên 7% trong năm tài chính 2024. Nếu đạt được mục tiêu này, đây sẽ là năm thứ ba liên tiếp Ấn Độ đạt mức tăng trưởng GDP 7%.
GDP của quốc gia đông dân nhất thế giới hiện ở mức 3,7 nghìn tỷ USD.
Cố vấn kinh tế trưởng của Ấn Độ là V Anantha Nageswaran cho biết mục tiêu của chính phủ là trở thành nước phát triển vào năm 2047.
“Nhu cầu trong nước mạnh mẽ, cụ thể là tiêu dùng và đầu tư tư nhân, bắt nguồn từ những cải cách và biện pháp được chính phủ thực hiện trong mười năm qua”, ông Nageswaran nhận định.
Đầu tư vào cả cơ sở hạ tầng đã giúp thúc đẩy cung và sản xuất. Do đó, “tăng trưởng GDP thực tế có thể sẽ đạt gần 7%” trong năm tài chính 2025, ông nói thêm.
Hiện nay, Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Tuy nhiên, nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ giúp Ấn Độ cải thiện vị trí nhanh chóng, đe doạ vị thế của các siêu cường cũ.
Chứng khoán Ấn Độ đã có một khởi đầu tích cực trong năm nay. Chỉ số Nifty 50 đã tăng hơn 20% vào năm 2023 sau khi liên tiếp phá kỷ lục vào năm ngoái. Trong tháng này, chỉ số này lần đầu tiên vượt qua mức 22.000 điểm.
Các nhà đầu tư đặt cược rằng Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay – rất có thể là trong nửa cuối năm. Nếu vậy, điều này có thể sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán cũng như chi tiêu trong nền kinh tế.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường
- Vỡ mộng chuyện cầm chưa đến 250 triệu đồng mua được căn nhà đất tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Món hời hay ‘hố đen hút tiền’?
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản
- Không phải Trung Quốc, quốc gia này mới là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ