MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngư dân vớt được "khối sắt" 90 kg từ dưới sông rồi đem bán với giá rẻ: Chuyên gia yêu cầu phong tỏa chỗ thu mua phế liệu, báu vật hơn 1.000 tỷ lộ diện

23-10-2023 - 16:26 PM | Sống

Ngư dân vớt được "khối sắt" 90 kg từ dưới sông rồi đem bán với giá rẻ: Chuyên gia yêu cầu phong tỏa chỗ thu mua phế liệu, báu vật hơn 1.000 tỷ lộ diện

Bán khối sắt vớt được với giá “hời”, ngư dân Trung Quốc không ngờ rằng thứ mình tìm thấy là báu vật nghìn tỷ.

Ở Trung Quốc vào giai đoạn những năm 1950, 1960, 1970, 1980, việc người dân tìm thấy cổ vật không phải là chuyện lạ. Tuy nhiên vào thời điểm đó, mức độ hiểu biết của họ về di vật văn hóa chưa nhiều nên với mỗi món đồ cổ tìm được, chúng đều mang những số phận khác nhau. Có món đồ được người dân trưng bày, nâng niu, cũng có những món đồ được sử dụng như vật dụng trong gia đình hay thậm chí là bị vứt đi như phế liệu. Trường hợp dưới đây là một ví dụ.

Vào khoảng những năm 1980, một ngư dân họ Đường ở Trùng Khánh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đang đánh bắt cá trên sông thì bất ngờ vớt trúng một khối sắt lớn, dài 1,15m có khắc những dòng chữ rất lạ. Nghĩ khối sắt này bán đi cũng được một khoản kha khá, anh Đường liền đem tới chỗ thu mua phế liệu.

Ngư dân vớt được "khối sắt" 90 kg từ dưới sông rồi đem bán với giá rẻ: Chuyên gia yêu cầu phong tỏa chỗ thu mua phế liệu, báu vật hơn 1.000 tỷ lộ diện - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Baidu

Sau khi đặt lên bàn cân, thanh sắt này được định giá 65 NDT. Lúc bấy giờ, giá tiền 65 NDT cho 90kg sắt có thể coi là một món hời, do đó anh Vương rất vui mừng, coi đó là món quà từ trên trời rơi xuống nên đi khoe khắp nơi.

Câu chuyện về anh nông dân họ Vương nhặt được khối sắt lớn vì thế cũng nhanh chóng lan truyền khắp làng và đến tai cơ quan bảo vệ di vật văn hóa địa phương. Sau khi nghe thông tin về khối sắt có khắc chữ, họ liền cử các chuyên gia đến cửa hàng phế liệu kia để tìm hiểu sự tình. Nghi ngờ vật này có thể là một di vật văn hóa, các chuyên gia này liền yêu cầu phong tỏa chỗ thu mua phế liệu để tìm kiếm cổ vật nói trên.

Lúc đó, chủ chỗ thu mua phế liệu trên đang tiến hành gom hết số sắt trong tiệm để đem đi nấu chảy. May thay, các chuyên gia đã đến kịp thời và tìm được khối sắt nói trên. Quả nhiên sau khi tận mắt nhìn thấy nó, các chuyên gia lập tức nhận ra dòng chữ khác thường ở trên thân khối sắt. Biết đây là bảo vật quý giá, chủ tiệm phế liệu quyết định giao lại khối sắt trên cho các chuyên gia để tiện cho công tác nghiên cứu.

Các chuyên gia phát hiện ra khối sắt này chính là một trong những mảnh trụ cầu bằng sắt có nguồn gốc từ thời Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc, có niên đại hơn 2000. Đây cũng là trụ cầu sắt được phát hiện sớm nhất ở Trung Quốc. Dựa theo kích thước và khối lượng của mảnh trụ cầu sắt này, chuyên gia đánh giá quy mô của cây cầu này tương đối lớn.

Ngư dân vớt được "khối sắt" 90 kg từ dưới sông rồi đem bán với giá rẻ: Chuyên gia yêu cầu phong tỏa chỗ thu mua phế liệu, báu vật hơn 1.000 tỷ lộ diện - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Baidu

Việc tìm thấy mảnh trụ cầu này đã cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu về cầu đường, giao thông, và kỹ thuật luyện kim vào thời nhà Hán ở Trung Quốc. Không những thế, nó còn có có giá trị khảo cổ và lịch sử rất cao. Theo ước tính của các chuyên gia, giá trị của mảnh trụ cầu bằng sắt này có thể lên tới 300 triệu NDT (hơn 1.000 tỷ đồng). Hiện nay, mảnh trụ cầu này được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Tứ Xuyên.

Không may mắn như khối sắt này, thanh kiếm báu thời nhà Thanh được một lão nông ở Trùng Khánh tìm thấy vào năm 2015 lại có số phận “bi thảm” hơn. Theo đó, khi tìm thấy thanh kiếm này, ông cụ 60 tuổi vì không biết nó là di vật lịch sử nên đã mang về nhà và tái chế thành con dao thái rau trong bếp.

Mãi 5 năm sau đó, các chuyên gia biết đến sự tồn tài của thanh kiếm này thì đã quá muộn. Thanh kiếm báu đã bị “biến dạng”, không thể khôi phục về hình dạng ban đầu. Nếu được phát hiện kịp thời, có lẽ thanh kiếm này đang được trưng bày ở viện bảo tàng thay vì ở xó bếp. Quả thực, một báu vật có giá trị mà bị phá hủy như thế thực sự rất đáng tiếc.

Mỗi quốc gia sau hàng nghìn năm thăng trầm lịch sử có lẽ vẫn sẽ còn rất nhiều cổ vật, di sản văn hóa trôi nổi chưa thể tìm thấy. Khi chúng ta vô tình phát hiện ra chúng nhưng không chắc chắn thì hãy báo cáo các chuyên gia, các cấp hay ban ngành liên quan để giúp xác định rõ nguồn gốc cho những món đồ đó. Có như vậy, chúng ta mới có thể lưu giữ và bảo tồn được giá trị của chứng tích văn hóa quý giá này.

(Theo Baidu)

Ánh Lê

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên