Ngược dòng xu hướng giảm thời gian làm việc, một quốc gia EU chính thức áp dụng chế độ tuần làm việc 6 ngày, lao động được trả thêm 40% lương khi làm thêm giờ
Bắt đầu từ đầu tuần này, Hy Lạp chính thức áp dụng chế độ tuần làm việc sáu ngày cho một số ngành.
- 26-06-2024Nhân viên làm việc lâu đời nhất Apple đã tại vị được 48 năm: Được tuyển dụng từ năm 14 tuổi, là thành viên thứ 8 của nhà táo khuyết, từng bị cảnh báo ‘đừng nên chơi với Steve Jobs’
- 20-06-2024Tin vui cho thực tập sinh Việt: Phí tuyển dụng lao động đi làm việc tại Nhật Bản sắp giảm hơn 1 nửa
- 13-06-2024Thí điểm tuần làm việc 4 ngày ở Indonesia
Khi một số quốc gia và công ty trên thế giới đang thử nghiệm tuần làm việc ngắn hơn, Hy Lạp lại chuyển sang áp dụng chế độ tuần làm việc sáu ngày.
Bắt đầu từ đầu tuần này, người lao động ở Hy Lạp có thể được làm việc 48 giờ/tuần. Cải cách này nhằm giải quyết các vấn đề về năng suất lao động khi Hy Lạp đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp và dân số ngày càng giảm, khiến nhiều lao động phải làm việc ngoài giờ mà không được trả lương.
Được thông qua vào tháng 9 năm ngoái, cải cách này áp dụng cho người lao động trong một số ngành, bao gồm bán lẻ, nông nghiệp và dịch vụ. Người lao động sẽ được trả thêm 40% lương vào ngày thường và 115% vào ngày lễ.
Nhân viên có thể phân chia thời gian làm việc linh hoạt, như làm thêm hai giờ mỗi ngày hoặc làm tối đa tám giờ vào một ngày thứ sáu trong tuần.
Tuy nhiên, các quy định mới đã vấp phải phản ứng từ các công đoàn. Mặc dù việc làm việc 48 giờ/tuần là tự nguyện nhưng những người phản đối cho rằng luật mới sẽ dần biến việc làm sáu ngày một tuần trở thành thông lệ vì năng lực thanh tra lao động của Hy Lạp còn kém.
Aris Kazakos, giáo sư luật lao động tại Đại học Aristotle ở Thessaloniki, nói với hãng thông tấn DW của Đức rằng luật mới “có thể sẽ loại bỏ vĩnh viễn chế độ làm việc 5 ngày trong tuần”. Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu nhân viên làm việc ngày thứ sáu trong tuần và nhân viên không thể từ chối làm việc.
Số giờ làm việc của người Hy Lạp nhiều hơn ở các nước châu Âu khác, ngay cả trước khi có dự luật mới. Theo OECD, người lao động Hy Lạp làm việc trung bình 36 giờ một tuần, trong khi lao động ở Pháp, Hà Lan và Đức làm việc ít hơn 30 giờ. Lao động ở Mỹ làm việc trung bình khoảng 35 giờ một tuần.
Cải cách mới của Hy Lạp hoàn toàn trái ngược với những sáng kiến mà các quốc gia khác đang thực hiện nhằm giảm số ngày làm việc.
Vào tháng 4, Singapore thông báo rằng nhân viên ở nước này sắp tới có thể đề nghị tuần làm việc ngắn hơn và giờ làm việc linh hoạt. Iceland, Ireland, Anh và Tây Ban Nha đều đã thử nghiệm chế độ làm việc 4 ngày/tuần. Trong số 61 công ty của Vương quốc Anh tham gia thử nghiệm kéo dài 6 tháng vào năm 2022, 54 công ty vẫn tiếp tục chế độ làm việc 4 ngày/tuần.
Theo trang tổng hợp 4dayweek, hiện thế giới có 23 quốc gia đang thử nghiệm, hoặc chính thức có quy định trong hiến pháp cho phép người lao động làm việc 4 ngày mỗi tuần. Phần lớn các nước này nằm ở châu Âu hoặc châu Mỹ.
Theo BI
markettimes.vn