Người cao huyết áp có được uống mật ong không? Chuyên gia phá tan lầm tưởng ban đầu, tiết lộ thêm 3 thứ hạ đường huyết, kiểm soát huyết áp nên có trong nhà
Nhiều người thường không biết cao huyết áp có được uống mật ong không. Không ít gia đình cho rằng, mật ong chứa quá nhiều dinh dưỡng, không tốt cho huyết áp và tim mạch nên thậm chí không sử dụng. Điều này có đúng hay không?
- 08-02-2022Luật sư ly hôn chứng kiến 1.000 cuộc hôn nhân đổ vỡ: Bản chất con người không thể che giấu qua 1 thứ này
- 03-02-20224 thủ phạm khiến tóc rụng liên miên, chưa già đã sắp hói: Là thói quen của nhiều người bỏ ngay đi trước khi tốn tiền triệu để phục hồi
- 30-01-2022Từ 45 - 55 tuổi, người chín chắn, khôn ngoan không bao giờ vay mượn 4 điều: Hao tài tốn của còn là nhẹ, nửa đời sau có thể đều không yên
Người cao huyết áp có được uống mật ong không?
Theo bác sĩ có thâm niên 10 năm trong lĩnh vực Tim mạch, thuộc Bệnh viện Nhân dân Liêu Thành (Trung Quốc), mật ong là thực phẩm rất tốt mà mọi người nên sử dụng thường xuyên để giữ gìn sức khỏe, kể cả với những người có vấn đề về tim mạch, mạch vành.
Mật ong rất giàu axit arachidonic, axit denoic, axit linolenic và các axit béo không bão hòa khác. Chúng không chỉ làm giãn mạch máu, tăng cường độ đàn hồi mà còn có thể góp phần lọc máu, giảm độ nhớt của máu và tăng cường tính lưu động của máu. Nó cũng có thể ngăn chặn sự hình thành các peroxit lipid, để cholesterol không dễ lắng đọng trên thành mạch máu, giúp máu lưu thông tốt và duy trì huyết áp ổn định.
Ngoài ra, mật ong còn chứa nhiều enzym, nhiều khoáng chất khác nhau và các vitamin cần thiết nhất cho cơ thể con người. Đặc biệt là hàm lượng và các loại nguyên tố nhóm B trong mật ong có tác dụng hạ huyết áp.
Một lượng lớn các khoáng chất như K, Ca, Mg, Zn, Se và các chất bổ huyết cũng có trong mật ong. Các vitamin và khoáng chất này có thể thúc đẩy hoạt động bình thường của lưu lượng máu và hỗ trợ kiểm soát huyết áp.
Đồng thời, mật ong có chứa các axit amin hoạt động, đặc biệt là acetylcholine và các chất khác. Một mặt, các thành phần này có vai trò nuôi dưỡng cơ tim, mặt khác chúng cũng đóng vai trò tích cực trong việc hạ huyết áp.
Như vậy, người bị huyết áp cao vẫn có thể uống nước mật ong. Loại thực phẩm này vừa có tác dụng hạ huyết áp, vừa có tác dụng chăm sóc sức khỏe rất tốt.
Cách uống mật ong tăng hiệu quả
Uống nước mật ong
Nhiều người pha mật ong với nước rồi uống chứ không sử dụng trực tiếp. Cách làm này vừa đơn giản, dễ thực hiện, vừa có thể tránh được cảm giác khó chịu khi ăn mật ong nguyên chất như nóng họng, nóng dạ dày. Đặc biệt, uống nước mật ong cũng giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể rất hiệu quả.
Nên lựa chọn nhiệt độ nước tốt nhất là từ 40 đến 60 độ (để tránh làm hỏng hoạt chất bên trong mật ong). Tốt nhất nên uống khoảng 1,5 - 2 giờ sau bữa ăn để không làm tăng đường huyết đột ngột hay tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, có thể hấp thụ tối đa các thành phần hữu ích.
Mật ong kết hợp với vừng đen
Chuẩn bị mật ong và một ít vừng đen để kết hợp với nhau sẽ có tác dụng kiểm soát huyết áp hiệu quả. Nấu vừng cho chín, giã nát rồi thêm mật ong và 200ml nước chín khuấy đều, chia ra uống làm 2 lần vào buổi sáng và tối. Lượng mật ong không nên dùng quá 60g mỗi ngày.
Biết cách uống mật ong sao cho đúng và đủ để gia tăng hiệu quả. Ảnh: Internet
3 loại thực phẩm hạ đường huyết, kiểm soát huyết áp nên biết
Tảo bẹ
Tảo bẹ có tác dụng tốt trong điều trị cao huyết áp Sau khi phơi khô rễ có thể nghiền thành bột, dùng cho người bệnh cao huyết áp pha với nước để uống. Rễ tảo bẹ có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, có tác dụng loại bỏ mỡ trong cơ thể và hạ huyết áp nhất định.
Táo gai
Táo gai có các thành phần giúp tăng cường tiêu hóa, thúc đẩy co giãn mạch máu, giảm lượng đường trong máu. Có thể ép lấy nước hoặc pha trà, thêm mật ong và uống 1 lần/ngày sẽ đem tới công dụng hạ huyết áp, kiểm soát đường huyết.
Cần tây
Cần tây có tác dụng hạ huyết áp và đường huyết rất tốt. Mỗi ngày sử dụng một ít rau cần rửa sạch, giã nát, khuấy đều với nước sôi để nguội, sau đó lọc lấy nước cốt uống. Thường xuyên sử dụng loại nước ép này sẽ cho thấy hiệu quả giảm đường huyết, kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Có thể thấy, đối với bệnh nhân cao huyết áp, ngoài việc điều trị thường xuyên bằng thuốc thì nên chú ý tới chế độ ăn uống điều độ. Nên ăn nhiều rau quả có tác dụng giảm huyết áp, lợi tiểu.
Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giúp kiểm soát huyết áp, đường huyết, tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet
Người huyết áp cao cần chú ý 5 điều
1. Duy trì tâm trạng thoải mái hàng ngày: Tránh lo lắng, căng thẳng, tốt nhất là bỏ thuốc lá và kiêng rượu, bia.
2. Thường xuyên sắp xếp thời gian: Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi trong cuộc sống, đi ngủ sớm và dậy sớm, cố gắng không thức khuya thì sẽ có lợi cho sự ổn định của huyết áp.
3. Vận động phù hợp: Sau khi huyết áp được kiểm soát ở mức bình thường, bạn có thể vận động phù hợp. Nên nhớ không vận động mạnh, nhất là khi huyết áp không ổn định để tránh gây ra các biến chứng cấp tính như tim, não và thận.
4. Uống thuốc đúng giờ: Bệnh nhân tăng huyết áp phải được điều trị toàn diện thường xuyên. Uống thuốc đều đặn, đúng giờ không chỉ là kiểm soát huyết áp mà còn kiểm soát sự xuất hiện của các yếu tố gây tăng nặng tình trạng bệnh. Chẳng hạn như: lipid máu cao để giảm lipid máu, đường huyết cao.
5. Quan tâm đến huyết áp: Tốt nhất là bạn nên nắm được chỉ số huyết áp của mình hàng ngày. Việc kiểm tra thường xuyên, ghi chép và quan sát những biến động của huyết áp sẽ giúp bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường từ rất sớm, kịp thời khám chữa nếu có vấn đề xảy ra.
*Theo Zhihu, Toutiao