Người có EQ cao không bao giờ sử dụng 3 KIỂU nói chuyện này, chỉ kẻ ngốc mới làm điều ngược lại
Giọng điệu của một người khi nói chuyện ẩn chứa cả thái độ của họ với đối phương.
- 16-05-2022Tại sao các tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett lại không để lại tài sản thừa kế cho con mà đem đi từ thiện?
- 12-05-2022''Cha đẻ iPod'' lần đầu tiết lộ chiến thuật khôn ngoan để bán được hàng trăm tỷ chiếc điện thoại của Steve Jobs: Gói gọn trong 3 chữ "gây nghi ngờ"
- 06-05-2022Bất động sản triệu đô trải dài khắp thế giới của vợ chồng nhà David Beckham: Từ penthouse ở toà nhà chọc trời cho đến villa ở Dubai
Trong giao tiếp hằng ngày, bạn có thể gặp phải tình huống thế này:
Kết giao với người mới, bạn cảm thấy nói chuyện rất hợp ý, muốn tìm hiểu nhiều hơn về đối phương. Nhưng sau đó lại phát hiện họ ngày càng lạnh nhạt. Thế là bạn cảm thấy khó hiểu, mất mát, có gì đó thất vọng.
Đây chính là trường hợp thường thấy trong quan hệ giữa người với người. Bạn cảm thấy quan hệ đôi bên rất hài hòa, nhưng đối phương lại ngày một xa lánh. Thật ra, vấn đề nào cũng có nguyên nhân của nó. Bạn không thể tìm thấy nguyên nhân thì có thể vì bạn đã tìm sai hướng.
Khi giao tiếp, chúng ta thường quá quan tâm đến nội dung mà quên đi cách thức biểu đạt cảm xúc. Hay cụ thể hơn chính là ngữ khí, giọng điệu nói chuyện.
Đôi bên nói với nhau về vấn đề gì, đạo lý gì, một thời gian sau hầu như đều quên hết. Nhưng cảm giác đọng lại trong quá trình đó khiến bạn nhớ rất lâu.
Giọng điệu tích cực sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng. Ngữ khí tiêu cực gây cảm giác mệt mỏi, áp bức, từ đó phá hủy mối quan hệ.
1. Giọng điệu hỏi ngược, thách đố
“Chẳng lẽ lúc trước bạn không nghe tôi nói sao?”.
“Chuyện đơn giản như thế mà bây giờ mới biết?”.
Tưởng tượng xem, nếu có người dùng giọng điệu trên để nói chuyện thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Không thoải mái, thậm chí là ức chế và khó chịu. Vì những lời mang giọng điệu hỏi ngược, hay còn gọi là phản vấn, sẽ khiến bạn cảm thấy đang bị đối phương đang khinh thường và chế giễu.
“Sao ngốc thế? Cái này mà cũng không biết!”.
Những câu nói mang giọng điệu hỏi ngược lại thường truyền tải thông tin như sau: Tôi đúng, bạn sai; bạn không chỉ sai, mà cái sai của bạn còn rất buồn cười. Không cần nghĩ cũng biết, người nghe những lời này phải chịu tổn thương như thế nào!
Vậy nên, giao tiếp với người khác, bất kể trong hoàn cảnh nào, hãy thận trọng khi sử dụng câu mang ý nghĩa phản vấn.
2. Giọng điệu ra lệnh
“Ê, đưa cái đó qua đây, tôi sử dụng một lát”.
“Lên like bài đăng mới của tôi nhanh lên”.
Nếu một người không phải cấp trên, cũng không phải bậc trưởng bối, mà chỉ là bạn bè bình thường, thì việc dùng giọng điệu ra lệnh này để nhờ vả giúp đỡ liệu có hợp tình hợp lý? Bạn biết người nghe có cảm giác gì không? Chắc chắn sẽ là khó hiểu, khó chịu, tức giận, bất mãn.
Nói bằng ngữ khí ra lệnh chứng tỏ tôi là kẻ mạnh, bạn là kẻ yếu. Tôi có thể điều khiển bạn tùy lúc, bạn bắt buộc phải phục tùng tôi. Giọng điệu ra lệnh kiểu này khiến người khác cảm thấy bị áp bức, sai khiến, hạ cấp. Trên thực tế, không ai thích sự bất bình đẳng và bị chèn ép cả. Vậy nên, ngoài những trường hợp bất khả kháng, không một ai chịu nghe những lời thế này.
Nhiều người cho rằng lời nói ra lệnh là biểu hiện của sự mạnh mẽ, dứt khoát, thẳng thắn nên họ không có gì phải cảm thấy tội lỗi. Điều này hoàn toàn sai lầm!
Cho dù quan hệ thân thiết đến mức nào, ra lệnh chính là thứ tối kỵ khiến tình nghĩa tàn phai, bạn bè xa lánh.
3. Giọng điệu mất kiên nhẫn
“Cứ xem là tôi sai rồi đi, được chưa?”.
“Bạn đã nghĩ như thế thì tôi không còn cách nào khác”.
Giọng điệu nói chuyện mất kiên nhẫn thể hiện bạn đang khó chịu vì bản thân chính là rắc rối, là vấn đề, là điều khiến người khác không thoải mái. Đây là một phương thức biểu đạt có tính “sát thương” cao. Mặc dù ngoài mặt thể hiện bản thân đã thỏa hiệp, nhưng trong lòng chưa chắc đã nhún nhường như vậy.
Sử dụng loại giọng điệu này chứng tỏ bạn bất mãn và không muốn tiếp tục cuộc hội thoại. Nhiều người còn cao tay hơn, sử dụng cách này để nhận phần thiệt về bản thân, tỏ ra đáng thương để khiến đối phương cảm thấy tội lỗi.
Sử dụng một vài lần thì không sao, nhưng thành thói quen thì lại khiến người khác nảy sinh sự chán ghét, từ đó xa lánh vì không muốn tiếp xúc.
Người có EQ cao chắc chắn không nói chuyện bằng 3 loại giọng điệu trên. Kẻ ngốc thì ngược lại. Vì họ cái tôi quá lớn, thiếu sự đồng cảm, chỉ quan tâm đến bản thân, không nghĩ cho cảm nhận của người khác, làm tổn thương đối phương mà không hề hay biết.
(Nguồn: Zhihu)
Phụ nữ Việt Nam