MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người dân cần mang gì khi đi làm Căn cước công dân gắn chip?

Người dân cần mang gì khi đi làm Căn cước công dân gắn chip?

Để làm thủ tục cấp Căn cước công dân, người dân cần đến Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an cấp huyện, đồng thời mang theo Sổ hộ khẩu.

Từ tháng 1/2021, các tỉnh, thành triển khai cấp Căn cước công dân gắn chip điện tử trên toàn quốc. Các đơn vị công an tiến hành cấp tại chỗ và lưu động, đảm bảo mục tiêu đến tháng 7/2021, cả nước sẽ cấp được 50 triệu thẻ.

Theo quy định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú thì được cấp thẻ căn cước công dân. Trường hợp người bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều kiển hành vi của mình thì vẫn được cấp thẻ, nhưng phải có người đại diện hợp pháp.

Thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân là 15 năm kể từ ngày cấp. Còn đối với thẻ căn cước công dân (cả mã vạch và gắn chip điện tử) sau lần cấp đầu tiên công dân phải đổi khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, và 60 tuổi. Trên 60 tuổi, công dân không phải đổi.

Cần mang giấy tờ gì khi làm Căn cước công dân gắn chip?

Theo Thông tư 11/2016/TT-BCA, Thông tư 48/2019/TT-BCA, để làm thủ tục cấp Căn cước công dân, người dân cần đến Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an cấp huyện.

Khi đi, người dân cần mang theo Sổ hộ khẩu. Khi đến làm thủ tục, sẽ được cấp Tờ khai Căn cước công dân, người dân tiến hành điền thông tin vào Tờ khai.

Nếu đổi Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số hoặc Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip (nếu không thuộc trường hợp bị mất), thì cần mang theo Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cũ để cán bộ cắt góc. Riêng Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc thì sẽ được thu và hủy.

Hà Trần

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên