Người đàn ông bán căn hộ 105m2 được 15 tỷ đồng, 1 năm sau 7 người đến nhận là chủ sở hữu, tòa án tuyên bố: Không thuộc về ai cả
Háo hức đến nhận căn nhà mới, các khách hàng ngỡ ngàng khi phát hiện chủ nhân của căn nhà lại không chỉ có một mình mình.
- 27-12-2024Mua căn hộ 6,3 tỷ đồng rồi để không, 4 năm sau quay lại phát hiện có 8 người sinh sống bên trong: Cảnh sát vào cuộc phát hiện chiêu thức lừa đảo tinh vi
- 24-12-2024Người phụ nữ chi 5 tỷ đồng mua căn hộ chung cư nhưng 2 năm sau đòi trả nhà, tòa án đưa ra phán quyết: Chủ đầu tư phải hoàn lại tiền
- 17-12-2024Người đàn ông mua hết 21 căn hộ trên tầng 29 của chung cư để cải tạo, hàng trăm hộ gia đình bức xúc: "Ông không có quyền làm vậy”
“Một nhà bảy chủ”
Tháng 4/2020, ông Hồ làm kinh doanh ở thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đặt cọc trước 600.000 NDT (hơn 2 tỷ đồng) để mua căn hộ rộng 105m2 từ một người đàn ông họ Diệp. Đến tháng 9 cùng năm, ông Hồ bất ngờ nhận được điện thoại từ người phụ nữ họ Lâu, tự xưng là vợ của ông Diệp. Bà Lâu nói rằng lúc ông Hồ mua đất không ký hợp đồng với bà, nên hợp đồng mua nhà không còn hiệu lực. Căn hộ là tài sản chung trước ly hôn, khi ký hợp đồng với những người mua nhà, ông Diệp đã thuê người giả làm vợ mình để thực hiện giao dịch.
Sau khi nói chuyện xong với bà Lâu, ông Hồ hốt hoảng đến căn hộ mà mình đã đặt cọc để xem thì phát hiện ngoài ông còn có đến 6 người khác cũng nhận là chủ sở hữu căn hộ. Theo đó, ngoài ông Hồ, một người đàn ông họ Đồng cũng đặt cọc 800.000 NDT (khoảng 2,7 tỷ đồng) để mua nhà, nam khách hàng họ Lý cũng đặt cọc 600.000 NDT (hơn 2 tỷ đồng), hay ông Vương làm nghề môi giới bất động sản cũng đặt cọc 620.000 NDT (khoảng 2,1 tỷ đồng)...
Ông Hồ cho biết, người đàn ông họ Diệp đã rao bán căn hộ cho 7 người mua thông qua 4 công ty bất động sản. Tổng số tiền đặt cọc mà người đàn ông này nhận được từ các khách hàng là hơn 4,4 triệu NDT (khoảng 15 tỷ đồng). Nghi ngờ ông Diệp có hành vi lừa đảo, tháng 11/2020, ông Hồ và 3 người mua nhà khác đã kiện gia đình ông Diệp lên tòa án Nghĩa Ô.
Đồng thời, trong thời gian chờ thụ lý, họ đã nhiều lần tiếp cận gia đình ông Diệp với mong muốn giải quyết sự việc một cách “hòa bình”. Ông Hồ và những người mua khác cho phép ông Diệp trả lại tiền đặt cọc và chấm dứt hợp đồng mua bán nhà ở. Tuy nhiên, mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần tổ chức hòa giải nhưng vẫn không liên lạc được với ông Diệp. Về phần gia đình người đàn ông này, vợ ông Diệp - bà Lâu cho biết 2 người đã ly hôn nên sẽ không chịu trách nhiệm cho sự việc này.
Phán quyết của tòa án
Sau nhiều lần triệu tập để giải quyết nhưng ông Diệp vẫn không hợp tác, đến ngày 19/1/2021, tòa án Nghĩa Ô đã ra phán quyết dân sự đối với ông Diệp. Xét theo tính chất sự việc, ông Diệp đã có hành vi che giấu sự thật khi ký hợp đồng mua bán nhà ở, lừa đảo hợp đồng với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Hồ sơ vi phạm của ông Diệp sẽ được chuyển cơ quan công an để xử lý theo pháp luật.
Sau khi biết được phán quyết của tòa án và sự can thiệp của cơ quan công an vào cuộc điều tra, ông Diệp mới chịu lộ diện và thừa nhận hành vi trái pháp luật của mình. Vào ngày 27/5/2021, dưới áp lực của Lữ đoàn điều tra kinh tế thuộc Văn phòng Công an thành phố Nghĩa Ô, ông Diệp đã bị bắt giam với nhiều tội danh như đã nêu trên.
Cuộc điều tra của cảnh sát Nghĩa Ô cho thấy, ông Diệp đã nghiện cờ bạc nhiều năm. Tính đến thời điểm bị đưa ra xét xử, toàn bộ số tiền đặt cọc hơn 4,4 triệu NDT (khoảng 15 tỷ đồng) mà ông Hồ và những người khác đã trả đều đã bị ông Diệp dùng để đánh bạc, trả nợ cờ bạc và tiêu pha cá nhân.
Sau đó, cơ quan chức năng đã tiến hành tịch thu toàn bộ tài sản của gia đình ông Diệp, bao gồm căn nhà rộng 105 m2 đứng tên ông ta. Tòa án tuyên bố căn nhà sẽ không thuộc về bất cứ người mua nào, mà phải được thanh lý để trả lại tiền cho từng người. Tuy nhiên, theo giá thị trường, tiền bán căn nhà không đủ để trả hết số tiền đặt cọc mà 7 người mua đã thanh toán.
Cảnh sát Nghĩa Ô cũng nhắc nhở người dân khi mua nhà không nên quá tin tưởng và phụ thuộc toàn bộ vào bên môi giới bất động sản. Khi ký kết hợp đồng, người mua cần kiểm tra kỹ và xác định tính chính xác trong các điều khoản trước khi đặt bút ký vào bất kỳ văn bản nào. Đặc biệt, sau khi đặt cọc cần theo dõi kỹ tình trạng của bất động sản và nhờ đến sự can thiệp của cơ quan chức năng nếu phát hiện có vấn đề bất thường.
(Theo Baijiahao)
ĐSPL