Người đàn ông đau bụng nhiều ngày nhận chẩn đoán mắc ung thư dạ dày, bác sĩ chỉ mặt 6 thói quen xấu mà nhiều người cũng phạm phải
Đang ngồi làm việc, Tiểu Quang bỗng nhiên bị đau bụng dữ dội, mặt xanh mét, môi tái nhợt, buồn nôn và nôn mửa. Bác sĩ lắc đầu, khi phát hiện thì đã quá muộn.
- 20-01-2021Bài học cay đắng từ triệu phú 30 tuổi: Cái giá của sự giàu có là một cuộc sống hối hả, nhưng nhất định phải tránh 4 sai lầm này để không bị cuốn đi
- 20-01-2021Trong vô vàn lời khuyên để có một cuộc sống toàn vẹn, đây là 5 điều được chứng minh có tác dụng ngay lập tức: Thói quen nhỏ, hạnh phúc thật!
- 20-01-2021Người ở tuổi 50 rất nên tập 5 bài tập này: Rất cơ bản nhưng lại giúp tăng sức khỏe xương, đẩy lùi lão hóa hiệu quả
Tiểu Quang thường làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tối hôm trước, anh cũng có ca trực, nhưng anh lại không muốn ăn tối nên chỉ hút một điếu thuốc ở hành thang nơi làm việc và uống một hơi hết chén rượu.
Đột nhiên, Tiểu Quang cảm thấy bụng hơi chướng và đau nhói, nhưng vì hiện tượng này biến mất rất nhanh nên anh chẳng mảy may suy nghĩ gì nữa mà tiếp tục làm thêm giờ. Trong vài đêm tiếp theo, anh cũng làm thêm giờ và bỗng nhiên cảm thấy cơn đau ngày càng dữ dội, sắc mặt xanh mét, môi tái nhợt, buồn nôn và nôn mửa. Lúc này anh mới cảm thấy có điều gì đó không ổn, đắn đo mãi mới quyết định đến bệnh viện để hội chẩn.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra xong, lời nói của bác sĩ đã giáng cho Tiểu Quang một đòn nặng nề: "Anh bị ung thư dạ dày đang ở giai đoạn cuối". Tiểu Quang không thể tin được điều này, anh mới chỉ ngoài 30 tuổi, làm sao lại có thể mắc phải căn bệnh này? Thậm chí anh còn không có dấu hiệu gì trước khi phát bệnh, bây giờ biết thì đã quá muộn...
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ lắc đầu ngao ngán, chỉ ra 6 thói quen xấu mà nhiều người cũng mắc phải khiến tế bào ung thư trong cơ thể phát triển nhanh chóng.
1. Hút thuốc và uống rượu
Thuốc lá và rượu bia là chất gây ung thư đã được khoa học chứng minh và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, chúng trực tiếp làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây xung huyết trên diện rộng, không có lợi cho quá trình tự sửa chữa của cơ thể.
Hơn nữa, hút thuốc và uống rượu trong thời gian dài có thể gây ra và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, và dần dẫn đến ung thư dạ dày.
2. Ăn uống thất thường
Sự thay đổi của nhịp sống hiện đại đã khiến nhiều người trẻ bỏ bữa sáng, bữa trưa và thậm chí là cả bữa tối thường không được ăn đều đặn. Các thống kê cho thấy nguy cơ ung thư dạ dày ở những người có chế độ ăn uống thất thường trong 4 năm qua trên thế giới cao gấp 1.3 lần so với những người có chế độ ăn uống bình thường.
Vì vậy, bạn nên cố định tất cả các bữa ăn đều đặn, thường bữa sáng nên từ 6-8 giờ, bữa trưa nên bố trí từ 11 giờ 30 - 13 giờ 30, bữa tối từ 18-20 giờ sẽ giúp giảm thiểu rủi ro mắc ung thư dạ dày.
3. Ăn mặn
Một nghiên cứu của Anh cho thấy nguy cơ ung thư dạ dày từ chế độ ăn nhiều muối trong thời gian dài cao gấp đôi so với các nhóm khác. Ăn nhiều muối sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của các chất trong dạ dày, gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày.
Thức ăn nhiều muối, đồ chua có hàm lượng nitrit cao, khi ăn vào sẽ hình thành chất gây ung thư mạnh là nitrit amin, lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải kiểm soát lượng muối ăn vào và duy trì ở mức khoảng 5g mỗi ngày, đồng thời tránh ăn đồ chua thường xuyên.
4. Đồ ngâm chua, hun khói, chiên rán
Những loại đồ ăn này chứa nhiều muối sẽ làm tăng khả năng gây ung thư. Bên cạnh đó, do được chế biến ở nhiệt độ cao nên nó sẽ sinh ra các chất gây ung thư như benzopyrene, tiêu thụ lâu dài sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
5. Ăn đồ quá nóng
Đồ ăn nóng là "thủ phạm" gây tăng sản không điển hình của biểu mô niêm mạc. Nhiệt độ tối đa mà biểu mô niêm mạc của hệ tiêu hóa con người có thể chịu được là từ 50-60 độ C, nếu thức ăn quá cao (trên 60 độ C) sẽ dễ gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc. Việc ăn như vậy trong thời gian dài khiến biểu mô niêm mạc tự phục hồi lặp đi lặp lại, lâu dần hình thành tăng sản không điển hình, làm tăng nguy cơ xa tế bào và ung thư phát triển.
6. Thức khuya
Ngoài thói quen ăn uống, thức khuya cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Việc thức khuya là điều gần như bình thường ở người trẻ, tuy nhiên thức khuya sẽ ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi của tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày, quá trình hấp thụ thức ăn bị ảnh hưởng sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét, bào mòn dạ dày. Kết quả là khả năng mắc bệnh ung thư càng tăng cao.
Nguồn và ảnh: QQ, Sohu, Healthline, WHO
Pháp luật & Bạn đọc