Người đàn ông dồn hết tài sản để mua 6.000 con ngỗng, nhưng chưa kịp thu hoạch chúng đã bay mất: 1 năm sau cái kết mới thực sự bất ngờ
Ông Trương vay mượn tiền để khởi nghiệp với mô hình nuôi ngỗng. Nhưng chúng lại bay đi khi ông chưa bán được 1 con nào.
- 06-11-2023Khẳng định nhà có điều kiện, hotgirl 9X có phát ngôn lạ: “Người ta làm tiktok kiếm tiền, còn tôi bỏ tiền làm tiktok”
- 05-11-2023Khảo sát 478.000 người phát hiện 1 loại quả là ‘thuốc’ chống ung thư phổi, ổn định đường huyết: Rất sẵn ở chợ Việt
- 02-11-2023Khảo sát 25.000 người phát hiện hoạt động đơn giản này cũng có thể kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ
Khởi nghiệp lần 1 nhưng không thành
Năm 2014, Trương Tín (Trung Quốc) đang định cư ở nước ngoài thì bất ngờ nhận được tin mẹ lâm bệnh nặng. Là con trai duy nhất trong nhà, ông gạt hết công việc và sự nghiệp đưa vợ con trở về nước để lo cho mẹ.
Sau khi chu toàn hết công việc của mẹ, người đàn ông này quyết định ở lại quê nhà. Trong vài tháng đầu, ông không tìm được công việc phù hợp trong khi đó tiền tiết kiệm đã vơi dần. Thấy người dân trong làng làm giàu bằng nghề trồng rau, tình cờ có một khu vườn rộng trước nhà, ông cũng tập làm nông.
Trương Tín bắt đầu xây dựng nhà kính. Ngay sau khi hoàn thiện, ông cũng bắt đầu gieo trồng những giống rau được mọi người ưa chuộng. Lần đầu thử làm nông, biết mình còn ít kinh nghiệm, ông Trương rất chịu khó học hỏi.
Vườn rau của ông phát triển tốt. Tuy nhiên, đến ngày mang ra chợ bán thì lại chẳng có ai mua. Bởi vì trong làng có quá nhiều người trồng rau. Trong khi đó Trương Tín là người mới, không có các kênh phân phối. Nếu chỉ mang ra chợ làng bán thì tiêu thụ được bao nhiêu. Cuối cùng, ông phải chấp nhận bán giá lỗ cả vườn.
Tìm ra mô hình kinh doanh mới
Thấy chồng chán nản, vợ của ông Trương đề xuất vào trong thị trấn để khảo sát thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội mới.
Sau 1 ngày dài đi khắp các khu chợ cho đến những cửa hàng lớn, họ vẫn không tìm được mặt hàng nào có tiềm năng. Ông Trương kể rằng một là mặt hàng đó có quá nhiều người bán. Hai là họ không có khả năng đầu tư chi phí.
Tuy nhiên, vào bữa trưa ngày thứ 2 tại thị trấn, vợ chồng ông Trương có ghé một quán bán ngỗng hầm. Khi bước vào bên trong, họ nhận thấy cửa hàng không có gì quá khác biệt. Cho đến khi gọi món, ông chủ bất ngờ hỏi họ muốn thưởng thức loại ngỗng nào. Hai người tỏ ra khó hiểu. Bởi không phải tất cả các loại ngỗng đều giống nhau. Lúc này chủ quán mới giới thiệu họ có ngỗng bình thường và ngỗng Y Lê - loại ngỗng của vùng Tân Cương, Trung Quốc. Nếu chọn ngỗng Y Lê, thực khách sẽ được thưởng thức loại thịt thơm ngon hơn. Nghe thấy vậy, hai người tỏ ra phấn khích và bày tỏ muốn thử loại thịt cao cấp này.
Khi đĩa thịt ngỗng được mang đến, vợ chồng ông Trương thực sự bị ấn tượng với hương vị. Ngay khi đó, ông đã kiểm tra mức giá của loại ngỗng được chủ nhà hàng giới thiệu. Thực sự, giá của nó cao hơn rất nhiều so với loại thông thường. Vì thế ông đã nảy ra ý tưởng và lên kế hoạch nuôi giống ngỗng này để bán.
Khi đó trong tay không có đủ vốn nhưng người đàn ông vẫn quyết tâm thực hiện mô hình kinh doanh này. Ông đã vay mượn người thân trong nhà và bạn bè. Thậm chí, ông còn bán hết những gì có thể chỉ nhằm mục đích có đủ tiền.
Sau khi đã đủ vốn, ông Trương lập tức đầu tư để mua 6.000 con ngỗng Y Lê. Đồng thời, ông cũng biến nhà kính trước đây thành vùng trũng, tạo môi trường cho đàn ngỗng sinh sống.
Vay mượn vẫn còn chưa trả hết, bán cả đồ đạc trong nhà để đầu tư vào đây, ông Trương rất kỳ vọng vào mô hình kinh doanh này. Tuy nhiên, điều không may đã xảy ra.
Vào một ngày, khi đang chuẩn bị cho đàn ngỗng ăn, ông đã chứng kiến một cảnh tượng không ngờ. Đó là toàn bộ 6.000 con đồng loạt bay đi. Chẳng còn cách nào, ông chỉ biết hy vọng chúng sẽ trở về chỉ sau 1-2 ngày. Nhưng ông đợi đến cả tháng vẫn không thấy gì. Ông bắt đầu tìm gặp các chuyên gia để tìm hiểu lý do. Từ đây, ông mới biết được rằng khác với giống thông thường, loại ngỗng này có thể bay được. Thực tế, chúng cũng có thói quen di cư giống như các loại chim khác. Các chuyên gia cũng trấn an ông không phải lo lắng vì chúng sẽ quay trở lại. Đồng thời, những người nhiều kinh nghiệm cũng chỉ ra cho ông cách để ngăn chặn loài này di cư vào những lần tiếp theo.
Quả nhiên, sau 1 năm, tất cả đàn ngỗng của gia đình ông bất ngờ quay trở về. Thứ chúng mang về mới thực sự bất ngờ. Đó là những đàn ngỗng con. Từ 6.000 con ban đầu, số lượng ngỗng của ông đã tăng lên đáng kể.
Ông đã áp dụng đúng phương pháp được các chuyên gia dạy nhằm không cho chúng bay đi. Do tăng cường chế độ ăn cho chúng, đàn ngỗng tăng cân. Đúng như dự đoán, chúng không thể bay được khi đến mùa di cư.
Nhờ thế, công việc kinh doanh của ông Trương diễn ra thuận lợi. Số lượng đàn ngỗng xuất chuồng đến các cơ sở kinh doanh lớn ngày càng gia tăng. Nhờ thế ông có thể trả hết toàn bộ số nợ đã vay. Không dừng lại ở đó, ông còn nhân rộng mô hình này cho người dân trong vùng để cùng phát triển. Nhờ đàn ngỗng này, ông còn có thể phát triển được cả du lịch địa phương. Từ đây, công việc kinh doanh của Trương Tín càng trở nên thuận lợi do được chính quyền giúp đỡ và tạo điều kiện.
Theo Aboluowang
Nhịp sống thị trường