MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người đàn ông gửi 3,5 tỷ đồng tiết kiệm, chưa đầy 2 ngày sau tài khoản không còn một đồng nào: Ngân hàng từ chối giải quyết, tòa án triệu tập phát hiện “sự thật ngã ngửa”

03-02-2024 - 14:01 PM | Sống

Người đàn ông gửi 3,5 tỷ đồng tiết kiệm, chưa đầy 2 ngày sau tài khoản không còn một đồng nào: Ngân hàng từ chối giải quyết, tòa án triệu tập phát hiện “sự thật ngã ngửa”

Sau 2 ngày gửi tiết kiệm, người đàn ông tá hỏa khi nhận ra tài khoản không còn một đồng nào.

Người đàn ông gửi 3,5 tỷ đồng tiết kiệm, chưa đầy 2 ngày sau tài khoản không còn một đồng nào: Ngân hàng từ chối giải quyết, tòa án triệu tập phát hiện “sự thật ngã ngửa” - Ảnh 1.

Không cánh mà bay

Vào ngày 24 tháng 3 năm 2018, tại Liêu Nguyên, Cát Lâm, Trung Quốc có một người đàn ông tên San đã gửi 1 triệu NDT (gần 3,5 tỷ đồng) vào ngân hàng. Số tiền gửi trong kỳ hạn 1 năm với lãi suất hằng năm là 2,1%.

Khi đó, ngân hàng cũng đã phát hành các hóa đơn, chứng từ bằng cả giấy và điện tử có dấu đỏ. Tuy nhiên, khi trở lại ngân hàng để rút tiền khi hết hạn, thì anh lại nhận được thông báo là số tiền này đã hết từ lâu. Họ thông báo rằng chính anh đã tự mình chuyển tiền và từ chối rút khi hết hạn.

Quá ngỡ ngàng, anh San đã lập tức kiện ngân hàng ra tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

Người đàn ông gửi 3,5 tỷ đồng tiết kiệm, chưa đầy 2 ngày sau tài khoản không còn một đồng nào: Ngân hàng từ chối giải quyết, tòa án triệu tập phát hiện “sự thật ngã ngửa” - Ảnh 2.

San cho rằng, nếu anh mở tài khoản ngân hàng và đăng ký thẻ, đồng thời gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng và đã có hóa đơn xác nhận thì ngân hàng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thanh toán cho anh.

Sự thật ngã ngửa

Phía ngân hàng cũng cho biết, đúng là họ đã gửi hợp đồng tiết kiệm tiền theo thỏa thuận của anh. Thế nhưng tài khoản này đã không còn tiền tiết kiệm nữa.

Theo điều tra, ngày 24/3/2018, San quả thực đã mở một tài khoản ngân hàng và gửi 1 triệu NDT tiết kiệm (gần 3,5 tỷ đồng). Tuy nhiên đến 21h33 ngày 26/03/2018, anh đã tự hủy hóa đơn, chứng chỉ gửi tiền thông qua ngân hàng trực tuyến và số tiền đó được chuyển toàn bộ vào tài khoản của một người tên He.

Điều đáng chú ý là thời gian thực hiện giao dịch này lại không trong giờ làm việc của ngân hàng. Vậy nên hoạt động này được thực hiện thông qua máy tính bởi những người giữ mật khẩu ngân hàng trực tuyến và mật khẩu thẻ. Những mật khẩu này chỉ có San là người nắm giữ

Người đàn ông gửi 3,5 tỷ đồng tiết kiệm, chưa đầy 2 ngày sau tài khoản không còn một đồng nào: Ngân hàng từ chối giải quyết, tòa án triệu tập phát hiện “sự thật ngã ngửa” - Ảnh 3.

Khi đã thực hiện thao tác thì toàn bộ hợp đồng gửi tiết kiệm của San và ngân hàng đã chấm dứt. Giờ đây, chính anh sẽ phải chịu trách nhiệm về những thay đổi trong tài khoản của chính mình.

San đã không lưu giữ đúng mật khẩu và các giao dịch của mình, vậy nên anh sẽ phải chịu toàn bộ những rủi ro, hậu quả và tổn thất phát sinh từ đó.

Hóa ra, San thực sự đã gửi tiền, nhưng He, một người nằm ngoài vụ án đã lấy trộm số tiền đó bằng cách sử dụng thiết bị và mật khẩu của San. Nguyên nhân chính khiến số tiền bị đánh cắp là do chính San đã vô tình để He biết mật khẩu.

Theo bản án hình sự, He có thể bị Tòa án Nhân dân kết tội trộm cắp và kết án 10 năm tù, đồng thời phạt 50.000 NDT(170 triệu đồng). Còn Shan và nhân viên ngân hàng không có lỗi trong vụ việc này.

Người đàn ông gửi 3,5 tỷ đồng tiết kiệm, chưa đầy 2 ngày sau tài khoản không còn một đồng nào: Ngân hàng từ chối giải quyết, tòa án triệu tập phát hiện “sự thật ngã ngửa” - Ảnh 4.

Thông qua vụ việc này, chúng ta cũng nên lưu ý việc lưu trữ và giữ kín các mật khẩu cá nhân. Không chỉ tài khoản ngân hàng, mà các tài khoản liên quan đến cá nhân như mạng xã hội, tài khoản lưu trữ mật khẩu, bạn cũng không nên để lộ cho người ngoài để tránh những rủi ro không đáng có.

Theo 163.com

Tùng Chi

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên