Người đàn ông trẻ khỏe bỗng phát hiện ung thư giai đoạn cuối vì “3 thừa, 1 thiếu” trong ăn uống
Có nhiều trường hợp bệnh ung thư không có dấu hiệu rõ ràng hoặc dễ nhầm lẫn, dẫn tới phát hiện muộn. Điều này phổ biến ở ung thư đại trực tràng.
- 14-08-2024Cô gái 15 tuổi đã qua đời vì ung thư đại trực tràng, bác sĩ tiếc nuối: “Bệnh từ miệng mà ra”
- 13-08-2024Bốn người 1 nhà lần lượt phát hiện ung thư gan, bác sĩ chỉ ra thủ phạm cực quen trong bếp độc hơn thạch tín 68 lần
- 12-08-2024Bác sĩ tiết lộ 4 loại "ung thư gia đình" nguy hiểm: Trong nhà có người mắc thì cần phải đi khám sớm để chặn đứng nguy cơ
Theo cảnh báo của bác sĩ tiêu hóa Peng Yanling (Đài Loan, Trung Quốc), ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến và tỷ lệ tử vong cao. Lý do liên quan tới việc bệnh dễ hình thành bởi những thói quen sinh hoạt, đặc biệt là ăn uống hàng ngày nhưng lại thường bị phát hiện muộn.
Bởi bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, các triệu chứng rất dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa thông thường. Đến khi phát hiện thường đã ở giai đoạn muộn và bệnh ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh hoạt, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Chia sẻ trên chương trình sức khỏe trực tuyến "Medical NOTE" , ông cho biết mình từng gặp không ít trường hợp phát hiện bệnh đột ngột, ở giai đoạn muộn khi còn rất trẻ. Điểm chung là họ đều cho rằng mình luôn khỏe mạnh, ít quan tâm tới triệu chứng bất thường hoặc số ít còn gần như không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Nguyên nhân gây bệnh ở nhóm này cũng thường liên quan tới lối sống không lành mạnh.
Trong đó có một nam bệnh nhân 30 tuổi, làm việc về công nghệ máy tính tại Đào Viên (Đài Loan, Trung Quốc). Anh này có thân hình cao lớn và không hề béo phì. Bởi vì thường xuyên tập thể dục nên cơ thể anh khá săn chắc, chỉ có vùng bụng quá khổ và anh cho rằng điều đó khó tránh khỏi do đặc thù công việc phải ngồi nhiều. Người đàn ông rất ít khi ốm vặt và luôn cho rằng mình rất mạnh khỏe, nên anh rất sốc khi nhận kết quả chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối.
Theo lời anh kể, cuộc sống của anh không có bất thường gì lớn ngoài việc thường xuyên bị táo bón. Lý do là từ nhỏ anh đã không thích ăn rau và mê các loại thịt. Cho tới một ngày, anh cảm thấy đau âm ỉ ở vùng thượng vị và bắt đầu tiêu chảy dai dẳng. Khi đi tiêu, anh thấy nhiều máu ở trong phân và quyết định đi khám.
Kết quả nội soi cho thấy nhiều polyp và khối u đại trực tràng. Anh được chẩn đoán ung thư đại trực tràng giai đoạn 4, có dấu hiệu di căn ổ bụng. Phân tích lý do gây bệnh cho thấy xuất phát từ thói quen ăn uống không lành mạnh, cụ thể là “3 thừa, 1 thiếu”: thiếu chất xơ, thừa thịt đỏ, thịt chế biến và đồ ăn dầu mỡ.
Bác sĩ Peng giải thích: “Chế độ ăn nhiều chất xơ đã được chứng minh là giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng. Chất xơ làm giảm thời gian vận chuyển nên rút ngắn sự tồn tại của chất gây ung thư trong cơ thể và tăng quá trình lên men của vi khuẩn trong chất xơ thành các axit béo chuỗi ngắn có đặc tính chống ung thư. Tuy nhiên, bệnh nhân cho biết từ nhỏ đã không thích ăn rau củ.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, thực phẩm giàu chất béo làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Bởi chúng có thể kích thích hoạt động gây ung thư của colibactin - chất được tạo ra từ khuẩn E.coli trong ruột. Đồng thời gây viêm hệ thống đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Chưa kể, thịt đỏ rất giàu sắt heme và hấp thụ quá mức chất này làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Thịt chế biến sẵn nhiều muối, nhiều đường, có thể chứa chất bảo quản. Các món ăn nhiều dầu mỡ gây tăng cân, rối loạn chuyển hóa, suy giảm miễn dịch, tăng phản ứng viêm. Tất cả những điều này đều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và nhiều bệnh tật khác”.
Ngoài ra, ông cũng nhắc nhở rằng còn rất nhiều thói quen khác “tiếp tay” cho ung thư đại trực tràng và khiến bệnh này trẻ hóa nhanh. Có thể kể đến như: lười vận động, ngồi lâu một chỗ nhiều giờ mỗi ngày, ăn quá mặn, thích ăn đồ muối chua, hút thuốc và uống nhiều rượu bia… Những người thừa cân/béo phì, người có tiền sử mắc bệnh về đường ruột và các bệnh lý đại trực tràng mạn tính, có tiền sử gia đình mắc ung thư cũng cần đi tầm soát định kỳ vì nằm trong nhóm nguy cơ cao.
Nguồn và ảnh: HK01, Daily Mail
Phụ nữ mới