Người dân tỉnh thành nào sắm lễ đi chùa ngày Tết nhiều nhất?
Cục Quản lý Giá - Bộ Tài chính vừa gửi báo cáo về tình hình giá cả thị trường ngày mùng 1 Tết. Theo đó, ở thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, người dân chủ yếu đi chúc tết, đi chơi, đi lễ đầu năm tại đền, chùa.
- 11-02-2024Xuất nhập khẩu khởi sắc ngay từ đầu năm, xuất siêu đạt 0,38 tỷ USD
- 11-02-2024Những kỳ vọng cho con tàu kinh tế Việt Nam 2024
- 11-02-2024Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đa dạng hóa thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu
Ở một số địa phương Đà Nẵng, Lạng Sơn, đầu năm mới người dân đi chùa cầu may nên trước các cổng chùa, đền có gánh hàng nhỏ bán hương, lễ, hoa quả. Giá mặt hàng lễ như bó hương tăng gấp đôi ngày thường. Các loại hoa và quả giá cũng tăng khoảng 5-10% so với thời điểm trước tết do nguồn cung ít.
Giá trông giữ xe máy tại một số đền, chùa nhỏ có điểm trông xe tự phát với mức giá 10.000 đồng/xe.
Bộ Tài chính dự báo, ngày mùng 2 Tết, điểm vui chơi ở thành phố lớn thu hút một lượng khách đến tham quan, vui chơi giải trí. Điều này có thể khiến giá dịch vụ như trông giữ xe, dịch vụ ăn uống tăng so với ngày bình thường. Giá hàng hoá tăng nhằm trang trải chi phí cho người lao động làm thêm ngày Tết.
Một số trung tâm thương mại mở cửa phục vụ người dân xuyên Tết. Tại chợ đầu mối ở TPHCM, một số tiểu thương mở cửa bán lấy ngày, chủ yếu là các mặt hàng rau củ quả, trái cây, lượng khách đến chợ rất thấp để mua sắm thêm những sản phẩm còn thiếu như rau thơm, gia vị.
“Giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong ngày mùng 2 Tết không có sự biến động bất thường về giá do nhu cầu mua sắm ngày đầu năm sẽ ít hơn, người dân đa phần đã mua sắm, dự trữ đầy đủ trước Tết.
Tại một số tỉnh, thành phố lớn, một số siêu thị cửa hàng dự kiến mở cửa trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm các hàng hóa thiết yếu vì vậy nguồn cung hàng hóa sẽ đáp ứng đầy đủ”, Cục Quản lý Giá dự báo.
Tiền Phong