Người đồng sáng lập Facebook Chris Hughes rút ra bài học xương máu sau khi mất 25 triệu USD vào một dự án kinh doanh thất bại
Sau 4 năm hoạt động và đổ vào dự án 25 triệu USD, Hughes đã mất ba phần tư nhân viên và bị bỏ lại trong giới truyền thông. Do vậy, anh không còn cách nào khác là phải bán đi "đứa con của mình".
- 21-03-2018"BFF chỉ là trò câu like", đây mới thực sự là cách để bạn tăng cường bảo mật thông tin trên Facebook của mình!
- 21-03-2018Cư dân mạng đồng loạt bình luận "BFF" để xác minh Facebook của mình được bảo vệ hay bị ai đó hack, theo dõi
- 21-03-2018Trở thành CEO của Facebook Việt Nam, Lê Diệp Kiều Trang sẽ làm đồng nghiệp với những người phụ nữ quyền lực và tài năng này
Chris Hughes là một doanh nhân, người đồng sáng lập và phát ngôn viên của mạng xã hội trực tuyến Facebook cùng với Mark Zuckerberg. Năm 2012 được coi là đỉnh cao sự nghiệp của Chris Hughes. Tổng tài sản anh có từ Facebook lên tới 500 triệu USD được công bố vào 5/2012. Anh cũng từng là điều hợp viên của tổ chức trực tuyến phục vụ cho chiến dịch tranh cử của Barack Obama vào năm 2008.
Trong buổi phỏng vấn với tờ Business Insider, với vai trò mới là người sáng lập tạp chí The New Republic, Chris Hughes đã trả lời dứt khoát: "Thành công! Cách mà tôi có nó! Tôi yêu nghề báo, đó là lý do tạp chí The New Repulic ra đời và tôi tin rằng mọi người nên đọc nó".
Tuy nhiên, sau 4 năm hoạt động và đổ vào đó 25 triệu USD, Hughes đã mất ba phần tư nhân viên và bị bỏ lại trong giới truyền thông. Do vậy, anh không còn cách nào khác là phải bán đi "đứa con của mình".
Hughes hiện là CEO của Dự án an ninh kinh tế, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ cho thu nhập cơ bản tại Hoa Kỳ. Gần đây anh đã sử dụng cuốn sách "Fair Shot" để nói về sự thất bại của tạp chí The New Republic. Anh nhận ra, nó thực sự dạy cho mình một bài học quý giá về những kỳ vọng và nguy cơ có thể xảy ra ngay từ khi bắt đầu.
Hughes chia sẻ: "Tôi đã học những bài học thất bại đầu tiên từ Facebook và chiến dịch của Obama là đặt những mục tiêu thực sự không khả thi. Tôi muốn dùng báo chí để đưa nó gần hơn đến hàng triệu, hàng chục triệu người, nhưng đã bỏ qua một thực tế là The New Republic là một tạp chí in nhỏ với lượng phát hành chỉ 35.000 khi tôi mua nó".
Sau khi mua tạp chí này, Hughes hình dung nó sẽ được vận hành thông minh và dẫn đầu xu hướng. Anh đã rời văn phòng từ Washington đến New York và thực hiện những thay đổi về biên tập, thúc đẩy việc sản xuất các câu chuyện hàng ngày và cải tiến bố cục của tạp chí và trang web. Phần lớn các phòng tin tức đều phản đối những thay đổi này và coi anh như là một triệu phú công nghệ đang cố gắng để thương mại hóa báo chí và hủy hoại nó.
Hai mươi nhân viên và 36 trong số 38 biên tập viên đã xin từ chức. Nhiều người trong số họ thể hiện sự tức giận ra mặt và viễn tưởng đưa báo chí sang trang mới của Hughes hoàn toàn sụp đổ.
Trong cuốn sách của mình, Hughes nói rằng, một lần nữa anh cảm nhận được mình đang bị rơi vào không gian ảo với ánh sáng chói lòa. Khi nhìn vào đó, anh không phải là người hùng trong chiến dịch của Obama, cũng không muốn trở thành nhân vật phản diện của The New Republic. Doanh nhân 35 tuổi giải thích, anh đã cố gắng cứu tờ tạp chí anh yêu quý ra khỏi sự nguy cơ đóng cửa bằng cách thay đổi nó, nhưng anh đã thực hiện giấc mơ của mình mà bỏ qua mong muốn của nhân viên.
Hughes nói thêm: "Tôi nghĩ rằng nếu tôi khiêm tốn và lắng nghe ý kiến của nhân viên hơn thì có lẽ, họ sẽ tiếp tục làm việc và công ty sẽ phát triển tốt".
Hughes đã tốn 500.000 đô mỗi tháng để thực hiện ý tưởng của mình. "Thay vì đổ nhiều tiền trong thời gian dài để đạt được kết quả bất ngờ, tôi nên cố gắng tiếp cận một lượng khán giả nhỏ và mới hơn". Anh từng có cơ hội tốt để phát triển tạp chí mà không xảy ra những bất đồng.
Hughes không coi đây là sự mất mát hoàn toàn. Anh tự hào và những câu chuyện được xuất bản và những trải nghiệm giúp anh nhận ra sai lầm.
"Đây là lý do tại sao tôi đã không bắt đầu một tổ chức để vận động cho UBI ngay lập tức". Hughes nói khi đề cập đến Universal Basic Income (Tạm dịch: Thu nhập cơ bản cho toàn dân), một hệ thống mà trong đó mọi công dân nhận được một khoản thu nhập đảm bảo bất kể hoàn cảnh của họ là gì. Thay vào đó, tổ chức của Hughes đang ủng hộ cho khoản thu nhập cơ bản là 500 đô la hàng tháng được gửi đến cho người lao động Mỹ có mức lương dưới 50.000 đô. Hughes khá tham vọng trong việc thực hiện dự án này, nhưng không phải là không thể đạt được. Anh sẵn sàng ủng hộ các chính sách để từng bước thực hiện.
Như đã viết trong "Fair Shot", sự thất bại của The New Republic đã dạy anh rằng, "một ý tưởng đã vạch sẵn không có nghĩa là có thể thực hiện nhanh chóng mà không cần gắn với thực tiễn".
Business Insider