Người dùng dịch vụ ngân hàng điện tử đang thiếu công cụ bảo vệ
Hành động sử dụng giấy tờ tùy thân giả để đăng ký phát hành thẻ ATM, tài khoản thanh toán sau đó bán lại cho người khác để sử dụng là bất hợp pháp.
- 26-05-2018Loạt ngân hàng ngoại thêm vốn vào chi nhánh tại Việt Nam
- 24-05-2018Nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động kỳ hạn ngắn
- 24-05-2018Ngân hàng phải chịu toàn bộ rủi ro các vụ giả mạo thẻ
-
Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn
Theo chuyên gia tài chính- ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, dùng giấy tờ giả để mở tài khoản ngân hàng, được ngân hàng phát hành thẻ ATM rồi bán thẻ ATM đó cho người khác- mà phần lớn bán cho kẻ gian, là hành vi trái pháp luật và bị cấm. Thực tế thời gian qua, tình trạng này vẫn diễn ra khá phức tạp.
Ông Hiếu cho rằng, Ngân hàng Nhà nước và tất cả các ngân hàng thương mại phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn để bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ của mình, tránh để kẻ gian lợi dụng: “Hoạt động lừa đảo gian lận trong hệ thống ngân hàng càng ngày càng phổ biến. Nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời, tình trạng này sẽ diễn biến ngày càng phức tạp, không những phương hại đến người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính ngân hàng”.
Dùng giấy tờ giả mở thẻ ATM rồi bán lại là bất hợp pháp. (Ảnh: Thúy Hằng)
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, đoàn Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, hành vi gian lận sử dụng công nghệ cao trong hệ thống thanh toán qua ngân hàng đang cần phải được xem xét nghiêm túc. Ngân hàng Nhà nước cần sớm có quy định luật pháp và có hình thức khuyến cáo người sử dụng. Đồng thời hướng dẫn công khai trên thông tin đại chúng thường xuyên hơn để bảo vệ khách hàng khi sử dụng các công cụ, phương tiện thanh toán như: thẻ tín dụng, thẻ ATM, máy rút tiền tự động, giao dịch thanh toán qua Internet Banking… |
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, hiện nay người sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử đang thiếu các công cụ bảo vệ. Do đó các ngân hàng phải làm tốt công tác tuyên truyền cũng như cần đầu tư công nghệ cao để bảo vệ khách hàng. Chính phủ đang khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, vì vậy các ngân hàng phải thường xuyên giám sát để bảo vệ số dư tiền gửi của khách hàng một cách chặt chẽ. Thêm vào đó, các nhân viên ngân hàng phải thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp, luôn bảo vệ khách hàng.
“Về an ninh tiền tệ, an ninh trong thanh toán không dùng tiền mặt, một trong những giải pháp là cần nâng cao công nghệ, tuyên truyền để nâng cao ý thức về quản lý tài khoản cho khách hàng, giúp người sử dụng hiểu về những giao dịch để bảo vệ chính mình”.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, theo quy định pháp lý hiện hành, để đăng ký mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, chủ tài khoản, chủ thẻ là cá nhân cần phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về đối tượng sử dụng thẻ. Theo đó, phải cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ cần thiết nhằm nhận biết khách hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền; thực hiện các thủ tục, hồ sơ mở tài khoản thanh toán, phát hành và sử dụng thẻ với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Bên cạnh đó, tổ chức phát hành thẻ có trách nhiệm thẩm định các tiêu chuẩn, điều kiện và xác thực khách hàng theo đúng quy trình, đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước vừa có khuyến cáo người dân không sử dụng giấy tờ tùy thân của mình để mở hộ tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng cho người khác hoặc cho người khác mượn giấy tờ tùy thân để thực hiện hành vi đăng ký mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng bất hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản gửi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật./.
VOV