MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người đứng sau những chân mic có 1-0-2 của Tùng Dương ở tất cả các liveshow: Mê môn nghệ thuật không dành cho số đông, từng xuất hiện trên tạp chí Origami Anh quốc

05-04-2025 - 12:08 PM | Lifestyle

Người đứng sau những chân mic có 1-0-2 của Tùng Dương ở tất cả các liveshow: Mê môn nghệ thuật không dành cho số đông, từng xuất hiện trên tạp chí Origami Anh quốc

“Anh Dương là người truyền cho tôi rất nhiều cảm hứng. Tôi đã thiết kế cho anh từng chiếc chân mic một riêng biệt mỗi chương trình”, nghệ sĩ Origami QuyetDc chia sẻ.

Từ 6-8/4/2025 tại Art Space - 42 Yết Kiêu, Hà Nội sẽ diễn ra triển lãm "Giao điểm - Intersection". Tại đây, những người yêu nghệ thuật gấp giấy sẽ có cơ hội thấy hành trình phát triển 20 năm của Hội gấp giấy Việt Nam (VOG), chiêm ngưỡng các mẫu gấp giấy độc đáo cũng như tham gia trực tiếp vào các buổi workshop hướng dẫn gấp giấy.

Triển lãm "Giao điểm 2025" giới thiệu 150 tác phẩm Origami của hơn 50 tác giả từ Việt Nam và bạn bè quốc tế. Đây là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam đăng cai CFC #5 – hội nghị quốc tế dành cho các nghệ nhân origami trên toàn thế giới.

"Giao điểm" là nơi mà các đường thẳng gặp gỡ nhau. Với Origami, các giao điểm trên một tờ giấy là nơi người gấp giấy tìm tỷ lệ và cấu trúc cho mẫu gấp của mình. Giao điểm cũng là khoảnh khắc con người gặp gỡ nhau, tạo nên sự kết nối, thay đổi và mở ra những khả năng mới.

Người đứng sau những chân mic có 1-0-2 của Tùng Dương ở tất cả các liveshow: Mê môn nghệ thuật không dành cho số đông, từng xuất hiện trên tạp chí Origami Anh quốc- Ảnh 1.

Giờ đây Origami không chỉ dừng lại ở một thú vui mà còn là minh chứng sống động về khả năng biến đổi vô hạn của nghệ thuật và tư duy con người. Triển lãm lần này mở ra không gian để bạn chiêm ngưỡng những tác phẩm gấp giấy độc đáo, đồng thời khám phá sự giao thoa giữa origami với thiết kế, khoa học và mỹ học.

Một trong những nghệ sĩ gấp giấy có tác phẩm trưng bày lần này là Đào Cương Quyết - người kiên trì theo đuổi Origami nhiều năm và cũng là một người hâm mộ mà Tùng Dương yêu quý. 

Ca sĩ Tùng Dương chia sẻ: "Tôi biết Đào Cương Quyết nhiều năm nay và biết em đang lựa chọn một con đường khó khăn, theo đuổi lĩnh vực nghệ thuật không dành cho số đông nhưng vẫn kiên trì với đam mê của mình. Tôi luôn trân quý những nghệ sĩ độc lập như Đào Cương Quyết bởi tôi cũng từng xuất phát điểm là nghệ sĩ không có nhiều công chúng trước khi được biết đến như ngày hôm nay. Vì thế tôi muốn cổ vũ Đào Cương Quyết để thấy em và những nghệ sĩ đơn độc chọn con đường khó không đơn độc".

Người đứng sau những chân mic có 1-0-2 của Tùng Dương ở tất cả các liveshow: Mê môn nghệ thuật không dành cho số đông, từng xuất hiện trên tạp chí Origami Anh quốc- Ảnh 2.

Đào Cương Quyết hay QuyetDc là nghệ sĩ Origami tự do. Khi học cấp 3, anh biết đến nghệ thuật Origami qua Internet. Từ nhỏ QuyetDc đã yêu thích bộ môn thủ công nhưng các tài liệu vô cùng ít và hạn chế tại các hiệu sách. Mãi sau này khi Internet dần phổ biến, anh mới có thêm cơ hội tìm hiểu về nghệ thuật Origami trên thế giới và đã bắt đầu say mê theo đuổi từ đó. 

Có thời gian vì mải mê gấp thật nhiều để tích lũy kinh nghiệm mà QuyetDc chểnh mảng việc học dẫn đến thi trượt đại học năm đầu tiên trong sự thất vọng của gia đình. Anh chọn vào một trường cao đẳng ngay trong năm đó và tiếp tục chìm đắm trong Origami mặc cho gia đình phản đối kịch liệt. Tuy nhiên, trên con đường theo đuổi đam mê với Origami, QuyetDc không đơn độc. 

Người đứng sau những chân mic có 1-0-2 của Tùng Dương ở tất cả các liveshow: Mê môn nghệ thuật không dành cho số đông, từng xuất hiện trên tạp chí Origami Anh quốc- Ảnh 3.

Năm 2005, anh tham gia CLB Gấp giấy Việt Nam hay được biết đến với tên gọi VOG - Việt Nam Origami Group. Cuối năm 2006, nhóm của anh được giới thiệu trên tạp chí Origami Anh quốc và vì vậy lần đầu tiên cả thế giới biết đến Việt Nam với nhóm tác giả trẻ tuổi cùng những thiết kế và tác phẩm đầy ấn tượng.  

QuyetDc chia sẻ, trên con đường theo đuổi Origami, anh đã gặp ca sĩ Tùng Dương và được làm một điều tuyệt vời cho thần tượng. "Tôi đã đi xem từ những liveshow đầu tiên anh diễn và mãi đến liveshow thứ 2 là "Tùng Dương hát tình ca", tôi mới chủ động làm quen với anh. Đến năm 2016, hai anh em mới bắt đầu có cơ duyên làm việc với nhau. Anh Dương nói với tôi: "Anh biết em có thế mạnh về Origami, em có thể làm gì đó để anh biểu diễn trên sân khấu được không? Hãy làm những gì em thấy thích và sáng tạo nhất phù hợp với chất của anh". 

Người đứng sau những chân mic có 1-0-2 của Tùng Dương ở tất cả các liveshow: Mê môn nghệ thuật không dành cho số đông, từng xuất hiện trên tạp chí Origami Anh quốc- Ảnh 4.

Anh Dương là người truyền cho tôi rất nhiều cảm hứng. Tôi đã thiết kế cho anh từng chiếc chân mic một riêng biệt mỗi chương trình. Từ những chiếc mic đậm chất Origami tới những thiết kế mang tính cơ khí máy móc. Gần như trong tất cả liveshow của anh từ đó đến giờ tôi rất vinh dự khi luôn đảm nhiệm vai trò sáng tác này".

QuyetDc nói thông qua Triển lãm “Giao điểm – Intersection”, anh muốn truyền tải thông điệp về ngọn lửa của sự đam mê mà cả nhóm dành trọn 20 năm qua. "Trên hành trình ấy có những người bỏ cuộc và cũng có những người chọn bước tiếp. Tôi mong muốn trong tương lai có thể đưa Origami đến gần hơn với giáo dục. Hiện tại chúng tôi vẫn duy trì lịch dạy Origami cho các em nhỏ tại Cung Văn Hóa Hữu nghị Việt Xô hàng tuần. Origami thật sự rất tốt trong việc rèn luyện tư duy cho trẻ cũng như sự tập trung sáng tạo. Dù có khó khăn thế nào chúng tôi sẽ tiếp tục chặng đường của mình", anh nói.  

Ánh Lê

Đời sống và Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM