Người dùng tìm cách xóa bỏ Twitter
Theo số liệu thống kê của Google, số lượt tìm kiếm “cách xóa tài khoản mạng xã hội Twitter” tăng 500% trong vòng 01 tuần từ 24/10 đến 31/10/2022. Cùng với đó, từ khóa “tẩy chay Twitter” cũng tăng 4.800% trong 7 ngày qua, từ 26/10 đến 2/11.
- 03-11-2022Những lưu ý cần biết khi mua vé tàu tết Online
- 03-11-2022Tài sản của 20 tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới 'bốc hơi' gần 500 tỷ USD kể từ đầu năm
- 03-11-2022Lấp 'lỗ hổng' hạ tầng thương mại điện tử
Khoảng thời gian xảy ra khủng hoảng với Twitter được cho là trùng khớp với thời điểm Tỷ phú kiêm CEO của Tesla – Elon Musk mua lại thành công và bắt đầu tiếp quản Twitter.
Mặc dù các chuyên gia công nghệ cho rằng, việc Musk mua lại Twitter sẽ không gây ra những thay đổi lớn ngay lập tức, nhưng hàng chục nghìn người dùng Twitter vẫn đang tìm cách rút lui khỏi mạng xã hội này mỗi ngày. Cụ thể, nhiều người dùng Twitter dường như đã "chuyển nhà" sang Mastodon, mạng xã hội được nhà phát triển Eugen Rochko thành lập 6 năm trước. Đây là nền tảng mở, miễn phí, có các tính năng tương tự Twitter. Theo Mastodon, họ nhận được hơn 70.000 lượt đăng ký vào ngày 28/10, ngày Musk hoàn thành việc thâu tóm Twitter.
Việc xóa tài khoản Twitter không phức tạp và tiêu tốn thời gian như một số nền tảng khác, nhưng trước cách làm cũng như kế hoạch sắp tới của Elon Musk khiến người dùng mạng xã hội "chim xanh" cảm thấy bất an.
Từ khi tiếp quản Twitter, ông Musk không bỏ lỡ bất kỳ giây phút nào để thay đổi Twitter, từ đuổi đội ngũ lãnh đạo cấp cao đến giải thể ban quản trị. Ông cũng xác nhận sẽ tính phí 8 USD/tháng nếu người dùng muốn có tick xanh của mạng xã hội này. Trước đó, vị tỷ phú này muốn thu phí sử dụng là 20 USD/tháng nhưng bị phản đối vì quá cao.
Theo CNBC, ông Musk còn đưa hơn 50 nhân viên thân tín tại Tesla và các hãng khác đến Twitter để đánh giá mã nguồn. Trong khi đó, Bloomberg đưa tin từ ngày 04/11/2022, 50% nhân sự Twitter – tương đương 3.700 người - sẽ nhận được thông báo sa thải.
Vnmedia