MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người EQ thấp rất hay “phông bạt” 6 điều này, càng thể hiện ra lại càng bị chán ghét, hy vọng bạn không có

13-09-2024 - 15:18 PM | Sống

Người EQ thấp rất hay “phông bạt” 6 điều này, càng thể hiện ra lại càng bị chán ghét, hy vọng bạn không có

Những người có chỉ số EQ thấp thường gặp khó khăn trong việc phát triển các mối quan hệ và khó đạt được thành công.

Trí tuệ cảm xúc (EQ) đang ngày càng được xem là yếu tố quan trọng, không kém phần so với IQ, thậm chí trong nhiều trường hợp còn vượt trội hơn. EQ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ, cả trong công việc lẫn đời sống cá nhân.

Dưới đây là một số biểu hiện của người có EQ thấp được đông đảo mọi người đúc kết.

Đặt danh dự cá nhân cao hơn mọi thứ

Một trong những dấu hiệu điển hình của người có EQ thấp là sự sĩ diện quá cao, điều này cản trở sự tiến bộ trong công việc và hạn chế cơ hội thăng tiến. Khi nhận phải lời phê bình, thay vì chú trọng vào việc giải quyết vấn đề và cân nhắc tác động lên tổ chức, họ thường chỉ lo bào chữa cho bản thân, coi trọng danh dự cá nhân hơn mọi thứ khác.

Những người này thường có xu hướng ảo tưởng về bản thân, nói nhiều nhưng làm ít. Họ dễ dàng chi tiêu phung phí cho vẻ ngoài, nhưng lại ít đầu tư vào tri thức và sự phát triển nội tâm. Chính việc chỉ chăm chút cho sĩ diện mà bỏ qua giá trị cốt lõi đã khiến họ khó đạt được thành công thật sự.

Trong khi những người có EQ cao thường tạo cảm giác thoải mái cho đối phương bằng cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến, thì người EQ thấp lại thường chỉ chú trọng vào việc thể hiện quan điểm của mình.

Người EQ thấp rất hay “phông bạt” 6 điều này, càng thể hiện ra lại càng bị chán ghét, hy vọng bạn không có- Ảnh 1.

Không biết lắng nghe trong giao tiếp là một biểu hiện rõ ràng của người đàn ông có EQ thấp.

Họ không quan tâm đến cảm xúc của người khác và thiếu kiên nhẫn trong việc quan sát thái độ của đối phương. Điều này khiến cho các cuộc trò chuyện, thương lượng hoặc đàm phán dễ dàng đi vào bế tắc và thất bại.

Hay đụng chạm tới nỗi đau của người khác

Một đặc điểm khác của người EQ thấp là họ thiếu sự thấu cảm. Họ không ngần ngại khiến người khác đau lòng, thậm chí có người còn thích thú khi châm chọc, mỉa mai hoặc đụng chạm đến nỗi đau của người khác. Sự thiếu tinh tế này dễ gây ra những mâu thuẫn không đáng có và khiến các mối quan hệ trở nên căng thẳng.

Hễ tranh luận đều muốn mình chiến thắng

Người có chỉ số EQ thấp thường có xu hướng coi trọng việc thắng thua trong các cuộc tranh luận. Với cái tôi lớn, họ luôn cố gắng giành chiến thắng bằng mọi giá, lo ngại rằng nếu không vượt qua đối phương, họ sẽ bị coi thường.

Điều này thể hiện tính hiếu thắng có phần trẻ con, bắt nguồn từ nhu cầu sâu xa là mong muốn được người khác công nhận. Khi không đạt được điều mình muốn, họ dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, như nổi nóng, lớn tiếng hay có những hành động thiếu kiểm soát.

Chính vì lối hành xử này, những người EQ thấp khó chiếm được sự yêu mến và kính trọng từ người khác, từ đó hạn chế cơ hội trong công việc và cuộc sống.

Thổi phồng cảm xúc cá nhân

Trong khi người có EQ cao thường biết cách kiểm soát và thể hiện cảm xúc một cách tinh tế, người EQ thấp lại dễ dàng bộc lộ mọi thứ, bao gồm cả sự bốc đồng và thiếu kiên nhẫn. Một trong những dấu hiệu nổi bật là họ không thể hoặc rất khó khống chế cảm xúc. Khi gặp phải vấn đề, họ nhanh chóng tỏ ra hoang mang, giận dữ, và phản ứng này thường đẩy tình huống vào những diễn biến tiêu cực hơn.

Người EQ thấp rất hay “phông bạt” 6 điều này, càng thể hiện ra lại càng bị chán ghét, hy vọng bạn không có- Ảnh 2.

Một trong những dấu hiệu nổi bật là họ không thể hoặc rất khó khống chế cảm xúc.

Người thành công và khôn ngoan thường là người biết làm chủ cảm xúc. Nếu không kiểm soát được bản thân, dù bạn là ai, bạn cũng khó có thể đạt được những thành tựu lớn lao, từ việc xây dựng mối quan hệ đến khẳng định bản thân trong cuộc sống.

Thiếu kiên nhẫn thường là biểu hiện của sự bốc đồng và khả năng kiểm soát bản thân kém. Theo thống kê, có tới 80% những thất bại trên thế giới xuất phát từ việc thiếu kiên nhẫn, bỏ cuộc giữa chừng.

Khoe khoang về những ý tưởng lớn lao, nhưng thường không làm

Một số người thường khoe khoang về những ý tưởng lớn lao nhưng hiếm khi thực hiện đến cùng để biến chúng thành hiện thực. Điều này khiến họ khó đạt được thành công, bởi chỉ khi bắt tay vào làm mới có thể nhận ra vấn đề và tìm cách giải quyết. Mỗi lần vượt qua khó khăn, người ta mới có thể tiến bộ, tích lũy kinh nghiệm và bài học quý giá.

Còn những người chỉ "nói mà không làm" sẽ mãi giậm chân tại chỗ, thiếu kiên nhẫn và dễ dàng thất bại khi gặp trở ngại. Thêm vào đó, tính cách luôn bảo vệ cái tôi khiến công việc càng thêm khó khăn. Ngay cả trong tình cảm, kết giao bạn bè hay tìm kiếm bạn đời, việc chỉ nói mà không hành động cũng khiến họ khó giữ được mối quan hệ lâu dài, đặc biệt là với những người tốt, hoặc quý nhân tương lai.

Dễ nảy sinh đố kỵ

Người EQ thấp thường mang trong mình lòng tự ái cao, khiến họ dễ cảm thấy xấu hổ và mặc cảm khi nhận ra sự thua kém so với người khác. Từ đó, họ dễ nảy sinh thái độ đố kỵ và ganh ghét với những người nổi trội hơn.

Khi bị đặt vào tình huống yếu thế, họ thường cho rằng đối phương đang hạ thấp mình, thay vì lắng nghe và tiếp thu. Điều này dẫn đến sự nóng nảy và mất kiểm soát cảm xúc, khiến các mối quan hệ trở nên căng thẳng hơn.

Lời kết

Dù có những dấu hiệu trên, không có nghĩa những người này sẽ rất dễ thất bại trong tương lai. Mặc dù trí tuệ cảm xúc không dễ thay đổi, nhưng vẫn có thể cải thiện được.

Quá trình rèn luyện EQ đòi hỏi sự quan sát tinh tế, kiểm soát bản thân trong các tình huống giao tiếp, và lắng nghe ý kiến từ người khác. Dần dần, chỉ số EQ của họ sẽ được nâng cao, giúp cải thiện cả sự nghiệp lẫn các mối quan hệ cá nhân.

(Tổng hợp)

Thùy Linh

Đời sống pháp luật

Trở lên trên