Người khác hỏi vay tiền, bạn hỏi lại "vay bao nhiêu" là dại rồi: Bậc thầy tâm lý sẽ nói như thế này!
Khi người khác hỏi vay tiền, chúng ta nên làm gì sẽ hợp lý và thông minh? Đâu là câu trả lời xuất sắc khi bị người khác hỏi vay tiền?
- 06-08-2023Tiền nhiều hay ít quyết định bởi 4 điều: Không sợ mục tiêu khó đạt, chỉ sợ tầm nhìn hạn hẹp, tư duy tủn mủn!
- 31-07-2023Cuối tháng bị hỏi vay tiền, 3 cách trả lời khôn ngoan để thoát khỏi bẫy kép “không đòi thì mất tiền, đòi thì mất bạn”
- 13-07-2023Vay tiền rồi nửa năm không trả, thất nghiệp bạn bè vẫn không tha
Tin rằng rất hiều người đều từng nghe được câu nói này: "Đừng tùy tiện cho người khác vay tiền, trừ khi bạn không muốn chơi với người đó nữa."
Câu nói này nghe có vẻ nực cười nhưng lại khá thực tế, xét cho cùng trong giai đoạn kinh tế suy thoái, những lời đề nghị vay tiền từ người thân, bạn bè đôi khi đẩy chúng ta vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".
Nếu bạn chọn không cho vay, vậy là bạn không nể mặt đối phương, vừa ảnh hưởng đến quan hệ giữa các cá nhân, vừa khiến bản thân trở nên lạnh lùng trong mắt người khác. Nếu chọn cho vay, có lấy lại được hay không e là khó nói, vấn đề tiền bạc, nếu xử lý không tốt, huynh đệ cũng có thể thành thù. Vậy thì khi người khác hỏi vay tiền, chúng ta nên làm gì sẽ hợp lý và thông minh hơn?
Trước hết, tôi muốn chia sẻ với bạn một câu chuyện về một khách hàng của tôi, Quân. Có lẽ chúng ta có thể học được một số bài học từ kinh nghiệm của anh ấy.
Quân là một khách hàng tại phòng tư vấn tâm lý của tôi trong một thời gian khá dài, bản thân anh ấy là một người rất tốt bụng và dễ mềm lòng. Vào cuối năm ngoái, một đồng nghiệp của anh ấy, người không quá thân thiết, đã vay tiền của anh ấy, Thái độ của đối phương rất chân thành: "Quân, tôi đang có việc cần tiền gấp, hiện tại chưa tìm được ra cách để quay vòng, cậu xem có thể cho tôi mượn một ít tiền để quay vòng không."
Nghe đồng nghiệp nói xong, Quân đã không biết phải phản ứng ra sao, trên thực tế thì Quân cũng không có nhiều tiền. Chỉ có gần 100 triệu đồng, đó còn là tiền tiết kiệm của anh ấy trong suốt một năm.
Nhưng vì nể đối phương cùng mình làm việc đã lâu, Quân vẫn hỏi đối phương: "Cậu cần bao nhiêu tiền?". Đồng nghiệp thấy Quân xuôi xuôi liền nói: "Giờ tớ đang có gần 400 triệu, còn thiếu khoảng 100 triệu, cậu xem cho tớ mượn trước được không, tớ sẽ trả cậu sớm nhất có thể."
Quân thường không biết cách từ chối, vì vậy anh ấy đã rất hào phóng cho đồng nghiệp vay toàn bộ số tiền tiết kiệm gần 100 triệu của mình. Vậy nhưng gần đây khi Quân đòi lại tiền từ người đồng nghiệp, người đồng nghiệp đã tìm mọi cách trốn tránh, mất liên lạc mọi lúc mọi nơi khiến Quân khá bàng hoàng: "Biết vậy ngày xưa không cho cậu ta mượn tiền."
Điều tôi muốn nói ở đây là, không phải không nên cho đồng nghiệp vay tiền, khi câu hỏi đầu tiên mà Quân đặt ra là "Cậu cần vay bao nhiêu tiền", anh ấy đã tự đặt mình vào thế bị động.
Đối với những người thông minh, khi phải đối mặt với việc bị người khác vay tiền, câu đầu tiên hỏi đối phương nhất định không được là: "Cần vay bao nhiêu", mà nên là: "Muốn vay tiền để làm gì?". Tại sao phải làm như vậy, tôi sẽ phân tích với bạn các nguyên tắc tâm lý giữa các cá nhân đằng sau nó.
Suy cho cùng, vấn đề vay tiền là một trò chơi tâm lý giữa hai bên. Chìa khóa nằm ở chỗ ai có thể hiểu rõ hơn về các hoạt động tâm lý của bên kia và dẫn dắt tiết tấu.
Khi đối phương đề xuất ý tưởng vay tiền, bạn mở miệng hỏi "vay bao nhiêu", điều đó tương đương với việc bạn đặt mình vào thế bị động về mặt tâm lý, và bên kia sẽ mặc định rằng bạn đã đồng ý cho họ vay tiền. Chỉ là vấn đề tiền bạc khi được đồng ý, sẽ rất dễ bị đối phương dắt mũi.
Người ta nói rằng tiền là lửa thử vàng tốt nhất cho một mối quan hệ, trong tâm lý học giữa các cá nhân, có một khái niệm được gọi là "hiệu ứng mất mát". Nó đề cập đến việc khi một người mất đi một thứ gì đó, nỗi đau mà anh ta cảm thấy sẽ lớn gấp 2,5 lần niềm vui mà anh ta cảm thấy khi có được thứ đó. Hiệu ứng mất mát tiềm ẩn trong bản chất con người, điều này giải thích hiện tượng phổ biến "vay thì dễ, trả thì khó".
Đồng nghiệp, theo nghiên cứu của nhà tâm lý học người Anh George Loewenstein, trong tâm lý của người đi vay, họ sẽ có thói quen đánh giá thấp số tiền mình nợ bạn bè. Ngay cả khi thời gian trôi qua, họ sẽ ghi nhớ trong tâm trí rằng chính bên kia đã chủ động đề nghị cho họ vay tiền. Nghe có vẻ khó tin, nhưng đó là phản ứng bản năng của não bộ.
Các nhà khoa học đã khẳng định rằng mọi người có xu hướng xử lý ký ức của họ về các tương tác của con người theo những cách có lợi hơn cho họ, và nó được sử dụng để tự bảo vệ và nâng cao hình ảnh bản thân.
Đối với những người thông minh, cách tiếp cận hợp lý nên là khi đối phương vay tiền, trước hết, hãy hỏi đối phương số tiền mượn để làm gì, tuyệt đối đừng đánh giá thấp sức mạnh của lời nói. Thể hiện cùng một ý nghĩa theo những cách khác nhau có thể tạo ra những tác động rất khác nhau đối với các mối quan hệ giữa các cá nhân.
Khi chúng ta hỏi đối phương "bạn muốn sử dụng số tiền vay vào việc gì", chúng ta không đồng ý hay từ chối ngay lập tức, thay vào đó, chúng ta đang tạo ra cơ hội để đôi bên thương lượng, để bên kia ở trạng thái tương đối cân bằng về mặt nhận thức.
Adler đã từng nói rằng tất cả những rắc rối của con người, xét cho cùng, đều đến từ các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau.
Bản thân việc giao tiếp giữa các cá nhân đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến một số kỹ năng nhất định, trong sự tương tác giữa các cá nhân dựa trên lợi ích, tỏ ra khôn ngoan trong vấn đề vay tiền cũng là một bài học mà mỗi cá nhân nên học.
Phụ nữ số