Người mắc bệnh gan đừng cố ăn 4 loại thực phẩm trên bàn ăn nếu không muốn bệnh ngày càng nghiêm trọng
Nếu cứ vô tư ăn những loại thực phẩm sau khi đang mắc bệnh gan thì sức khỏe lá gan của bạn sẽ dần bị bào mòn theo thời gian đó.
- 24-09-20215 món ăn vặt người lớn, trẻ em đều khoái khẩu nhưng "cực bẩn": Ăn thường xuyên dễ dàng mắc các bệnh về gan, máu, thậm chí gây ung thư
- 20-08-20212 vợ chồng cùng mắc bệnh ung thư gan vì thói quen nấu cháo với loại thực phẩm này, bác sĩ chỉ ra 3 "tín hiệu" gan cầu cứu cần để ý sớm kẻo gặp nguy
- 26-07-202138 tuổi đã mắc ung thư gan giai đoạn cuối dù không rượu bia, thuốc lá: Lý do mắc bệnh khiến ai ai cũng bất ngờ, nhiều người giật mình nhìn lại bản thân hoá ra cũng sai y hệt
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh gan đang ngày càng gia tăng và nguyên nhân có thể xuất phát từ chính thói quen ăn uống hàng ngày của nhiều người. Bệnh gan hiện tại là căn bệnh rất phổ biến ở nước ta, theo thống kê cứ 10 người thì sẽ có ít nhất 1 người mắc bệnh gan.
Vậy khi đã được chẩn đoán mắc bệnh gan thì người bệnh nên tránh ăn những loại thực phẩm gì?
1. Cà chua chưa chín hoàn toàn
Cà chua trưởng thành thường có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng cà chua còn xanh, chưa chín hoàn toàn lại chứa chất solanine. Đây là chất có độc tố mạnh và rất dễ làm hại tới cơ quan gan của bạn.
Nếu nạp vào cơ thể một lượng lớn solanine thì gan sẽ làm phải làm việc nhiều hơn để giải độc cho cơ thể, từ đó khiến cơ quan này bị quá tải và dẫn đến tình trạng gan ngày càng nghiêm trọng hơn.
2. Đậu phụ thối
Đậu phụ thối là một món ăn của người Trung Quốc với mùi hương rất khó ngửi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn vô tư ăn món này trong khi đang mắc bệnh gan mà không biết lượng vi khuẩn trong đậu phụ thối có thể làm tổn thương tế bào gan. Do trong quá trình lên men, đậu phụ thối sẽ sản sinh một lượng lớn hydro sulfua, amoniac và các chất ăn mòn khác. Điều này vô cùng có hại với những người mắc bệnh gan. Bởi nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến quá trình phục hồi chức năng gan của bạn.
3. Rau muối chua
Rau muối chua sau khi tẩm ướp thường có vị mặn đậm đà nên dễ gây kích thích người ăn hơn. Thế nhưng, trong quá trình chế biến thì món này lại dễ sản sinh nhiều nitrit. Nguyên nhân là do trong quá trình lên men sẽ khiến nitrosamine được tạo ra. Chất này có thể gây tổn thương tế bào gan và làm giảm quá trình trao đổi chất của gan.
4. Khoai tây mọc mầm
Trong toàn bộ cây khoai tây đều có chứa solanin, nhưng hàm lượng trong khoai tây trưởng thành lại ít hơn. Đối với những củ khoai tây đã mọc mầm, phần vỏ có màu xanh đen thì lượng độc tố trong củ khoai này khá cao. Nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên ăn loại khoai này.
Nguồn: Aboluowang
Pháp luật và bạn đọc