Người Nhật ăn cơm để kéo dài tuổi thọ, bí quyết nằm ở 4 thói quen đơn giản
Học cách người dân “xứ sở mặt trời mọc" ăn uống có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
- 15-07-2023Loại cá làm tăng nguy cơ mắc ung thư nhưng là món ‘khoái khẩu’ của nhiều người
- 15-07-2023Những thói quen giúp đảo ngược quá trình lão hóa, kiên trì sau 2 tháng 'trẻ ra' 2-5 tuổi
- 15-07-2023Nhiều thực phẩm chứa chất kịch độc, nhiều người Việt vẫn vô tư ăn hằng ngày
- 14-07-2023Sau 30 ngày nhịn ăn, chỉ uống nước, cơ thể con người thay đổi đến mức 1 bộ phận có thể bị phá hủy
- 14-07-2023Người có tuổi thọ ngắn thường có 5 biểu hiện vào buổi sáng
Gạo là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Đây lại là món ăn hàng ngày nên sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ở một mức độ nhất định, nhất là đối với người già yếu, chuyển hóa chậm.
Tuy nhiên ở Nhật Bản, mọi người chủ yếu ăn cơm nhưng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường lại thấp hơn so với những quốc gia khác. Sau đây là 3 bí mật trong bữa cơm giúp người Nhật bảo vệ sức khỏe của mình.
Theo khảo sát năm 2018 của WHO, tuổi thọ trung bình của đàn ông Nhật Bản là 81 tuổi, phụ nữ là 86 tuổi. Người Nhật đã giữ vị trí quán quân sống thọ trong nhiều năm qua. Vậy, bí quyết sống thọ của người Nhật là gì?
1. Phương pháp nấu cơm đặc biệt
Người Nhật phải vo gạo nhiều lần trước khi nấu, chắt bỏ nước, cho nước vào ngâm khoảng 30 phút, để ráo nước rồi mới cho vào nấu. Tỉ lệ nước với gạo là khoảng 1:1. Họ cũng thêm gia vị như nước tương vào cơm theo khẩu vị riêng của mình.
Có thể thấy, quá trình nấu cơm khá phức tạp, và rất nhiều tinh bột đã bị hao hụt. Những ai đã từng ăn cơm nắm sushi sẽ thấy rằng hạt cơm Nhật Bản không dính vào nhau.
Ngược lại, hàm lượng tinh bột của gạo thông thường cao hơn và mức độ hồ hóa tinh bột do cách nấu cũng cao hơn ở Nhật Bản. Mức độ hồ hóa cao đồng nghĩa với việc tăng khả năng hấp thụ đường. Do đó, các vấn đề về đường huyết cũng sẽ gia tăng.
2. Đa dạng hóa thực phẩm
Trên bàn ăn của người Nhật thường có rất nhiều món ăn, mỗi món 1 chút. Các món chính của họ cũng là cơm, mì giàu carbs nhưng các món phụ lại rất phong phú. Các chuyên gia sức khỏe Nhật Bản khuyên người dân nên ăn đủ 30 loại thực phẩm mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng và đa dạng.
3. Ưu tiên hải sản và thực phẩm lên men
Vì là một quốc đảo nên hải sản là thực phẩm quen thuộc của người Nhật. Ngoài ra người Nhật thích ăn cá giàu axit béo không bão hòa như lươn, cá hồi. Đó là chất béo tốt, đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
Hải sản là một trong những loại thực phẩm giàu kẽm. Đặc biệt sò, hàu được mệnh danh là "vua bổ sung kẽm". Tổ tiên của người Nhật đã sống bằng nghề biển từ bao đời nay, và hầu như tất cả người Nhật đều thích ăn hải sản.
Những món ăn từ biển đã trở thành một phần không thể thiếu trong truyền thống lâu đời của Nhật Bản.
Ngoài hải sản, người Nhật cũng thường xuyên ăn các thực phẩm lên men như miso, natto. Các thực phẩm này nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn. Đó cũng là 1 lý do khiến nhiều người Nhật ít tập thể dục nhưng vẫn có cơ thể thon thả, duy trì lượng mỡ lý tưởng cho cơ thể.
4. Ăn vừa đủ và nhai kỹ
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản thuộc kiểu phong cách ăn ít, món ăn được chế biến tinh tế, đa dạng. Tất cả mọi người từ đàn ông đến phụ nữ đều ăn ít và chậm. Do đó, các món ăn khi được nạp vào cơ thể không bị quá mức, điều này có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.
Người hiện đại ngày nay thường ưu tiên năng suất. Do đó, chúng ta thường xuyên trong trạng thái vội vàng để có thời gian làm thêm những công việc khác. Việc ăn uống cũng vậy. Khi ăn quá nhanh, số thực phẩm nạp vào cơ thể dễ bị dư thừa và lượng đường cũng bị tăng cao.
Các yếu tố liên quan đến tuổi thọ ở người Nhật không chỉ giới hạn ở chế độ ăn uống. Theo đó, sự phát triển của hệ thống y tế hiện đại cũng là một yếu tố quan trọng giúp người Nhật sống thọ hơn. Sự phát triển y học của Nhật Bản được xếp vào top đầu thế giới, điều này tạo điều kiện nhất định cho người dân Nhật Bản có môi trường để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Theo Aboluowang, Sohu
Tổ quốc