Người Nhật không bao giờ đặt toilet chung với nhà tắm: 3 lý do phía sau khiến cả thế giới bái phục, hiểu luôn vì sao họ lại sống thọ bậc nhất
Điều ấy không đơn thuần là giúp cho nhà tắm rộng rãi hơn, ẩn sâu xa trong kiểu thiết kế khác lạ này đó là những lợi ích tuyệt vời về tâm hồn, sức khỏe, vệ sinh và cả sự tiện lợi.
- 31-07-2021Nghịch điện thoại trong toilet: Thói quen yêu thích của bao người nhưng lại âm thầm hủy hoại cơ thể, gây nên hàng loạt biến chứng trầm trọng này
- 30-07-2021Trong phòng ngủ có 7 thứ bẩn kinh dị nhưng nhiều người quên vệ sinh, 1 món chứa vi khuẩn nhiều gấp 4000 lần toilet
- 17-07-2020Ở Nhật, Giám đốc đi cọ toilet là chuyện bình thường: Lý do đằng sau không như nhiều người vẫn nghĩ!
Khi nhắc đến Nhật Bản, không ít người bày tỏ nỗi thắc mắc vì sao một đất nước đã trải qua không ít thiên tai, bão lũ, chiến tranh… mà tuổi thọ ngày nay luôn đứng đầu thế giới.
Câu trả lời chính là: Họ không hề có gen sống thọ, không hề có loại "thuốc tiên" nào kỳ bí. Bí quyết sống thọ của họ đến từ những thói quen sống vô cùng độc đáo, khác biệt và thậm chí là có phần kỹ tính.
Bí quyết sống thọ của người Nhật đến từ những thói quen sống vô cùng độc đáo, khác biệt và thậm chí là có phần kỹ tính.
Một trong số đó không thể nào bỏ qua cách thiết kế nhà vệ sinh của người Nhật. Không như nhiều quốc gia châu Á khác, người Nhật ngày nay không bao giờ xây toilet chung với nhà tắm. Điều ấy không đơn thuần là giúp cho nhà tắm rộng rãi hơn, ẩn sâu xa trong kiểu thiết kế khác lạ này đó là những lợi ích tuyệt vời về tâm hồn, sức khỏe, vệ sinh và cả sự tiện lợi.
Lý do người Nhật không bao giờ đặt toilet chung với nhà tắm
Việc xây nhà vệ sinh tách biệt hẳn với nhà tắm chính là một trong những nét tinh tế của người Nhật Bản. Vì rất nhiều lý do:
- Thứ nhất, Người Nhật luôn quan niệm nhà tắm không chỉ là nơi vệ sinh cá nhân mà còn là nơi nghỉ dưỡng. Họ muốn nhà tắm phải thật thông thoáng, có ánh sáng mặt trời, phải thật sự thơm tho, ấm áp và tiện nghi để tiện cho việc thư giãn, phục hồi thể chất. Trong khi ấy, toilet là nơi để bài tiết, chứa nhiều vi khuẩn, nếu để chung với nhau sẽ khiến môi trường tắm bị ô nhiễm, thậm chí là làm lây lan vi khuẩn từ toilet sang nhiều dụng cụ nhà tắm như bàn chải, khăn mặt, xà bông…
Người Nhật luôn quan niệm nhà tắm không chỉ là nơi vệ sinh cá nhân mà còn là nơi nghỉ dưỡng.
- Thứ hai, người Nhật dành nhiều thời gian trong nhà tắm như một cách tận hưởng cuộc sống, bảo vệ tâm hồn. Việc phân chia thiết kế giữa nhà tắm và nhà vệ sinh để các thành viên không phải tranh nhau sử dụng khi người này muốn đi toilet, trong khi người kia chỉ muốn đánh răng. Người đang tắm có thể thoải mái ngâm mình thư giãn mà không sợ ai làm phiền quấy rầy.
- Thứ ba, cách xây nhà vệ sinh tách biệt như vậy sẽ giúp người sử dụng có thể đảm bảo an toàn tính mạng. Ở Nhật Bản, toilet thường có rất nhiều chức năng như phun rửa, sưởi ấm và luôn được cắm điện, nếu để chung với nhà tắm sẽ làm tăng nguy cơ giật điện, cháy nổ, hỏng hóc là rất lớn. Ngược lại, người đi đại tiện, tiểu tiện cũng có nguy cơ bị trượt ngã, chấn thương bởi sàn nhà tắm luôn ướt.
Người Nhật dành nhiều thời gian trong nhà tắm như một cách tận hưởng cuộc sống, bảo vệ tâm hồn.
Đặt chung nhà tắm và toilet, coi chừng nhiễm khuẩn nhiều vật dụng cá nhân
Một nghiên cứu của Bệnh viện Leeds cho biết, nếu không đậy nắp bồn cầu lại trước mỗi lần xả nước thì vi khuẩn từ bồn cầu có thể bay tới 10 inch (25,4cm) trong không khí. Trong khi đó, vi khuẩn trong bồn cầu rất lớn, sinh sôi rất nhiều… nguy cơ nhiễm khuẩn từ bồn cầu lên bàn chải, khăn mặt là rất lớn.
Nếu để chung nhà tắm và toilet, nguy cơ nhiễm khuẩn lên khăn mặt, bàn chải là rất lớn.
Ngoài ra, nhà vệ sinh vừa là nơi ẩm ướt lại chứa nhiều vi khuẩn do bồn cầu phát tán nên có thể khiến băng vệ sinh của chị em bị nhiễm khuẩn, sau khi chị em sử dụng sẽ gây ra một số bệnh phụ khoa . Do đó khuyến cáo chị em nên để băng vệ sinh trong tủ quần áo, không nên cất ở khu vực nhà vệ sinh.
Nhìn chung việc tách biệt toilet và nhà tắm là vô cùng đúng đắn, nó không chỉ khiến việc sử dụng thuận tiện hơn mà còn an toàn hơn và còn khỏe mạnh hơn. Các gia đình có thể cân nhắc để thay đổi.
Pháp luật và bạn đọc