Người Nhật sống lâu trăm tuổi nhờ 5 bí quyết chẳng hề khó khăn hay tốn kém này
Thống kê từ Bộ Y tế và phúc lợi Nhật Bản năm 2020 chỉ ra rằng, quốc gia này có đến 80.450 người từ 100 tuổi trở lên. Như vậy nghĩa là cứ 1.500 người Nhật lại có 1 người sống lâu ít nhất là 100 tuổi. Thống kê của WHO năm 2020 cũng chỉ ra tuổi thọ trung bình của người Nhật ở mức 85,03 và có xu hướng tiếp tục tăng.
- 30-01-20233 'lười' của người dân ở 'thánh địa trường thọ' giúp bạn sống lâu trăm tuổi
- 02-07-2022Tuổi thọ người Nhật đang ở mức cao nhất mọi thời đại: Học tập 8 thói quen "nhỏ nhưng có võ" này, bệnh tật sẽ rời xa, yên tâm sống lâu trăm tuổi
- 15-05-2022Bí quyết sống lâu trăm tuổi của ngôi làng trường thọ nhất thế giới ở Nhật Bản: Ngoài chế độ ăn đặc biệt là một một triết lý sống được duy trì
Nhưng điều đặc biệt không chỉ nằm ở những con số tính tuổi thọ. Người dân “đất nước mặt trời mọc” quan niệm sống lâu phải đi liền với sống khỏe. Chính vì vậy họ chú tâm đến bảo vệ sức khỏe ngay trong chính những thói quen nhỏ nhặt hàng ngày. Hơn nữa, những bí quyết sống lâu của họ chẳng hề xa xôi hay tốn kém, ai cũng có thể học theo như:
1. Ngủ sớm và dậy sớm
Ngủ đủ giấc thôi là chưa đủ để bạn sống lâu. Con người Nhật Bản sống rất nề nếp, phần lớn mọi người đều cố gắng duy trì nếp sống đi ngủ sớm và dậy sớm. Điều này không chỉ giúp họ nghỉ ngơi đủ mà còn có giấc ngủ ngon, tinh thần sảng khoái, các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi theo đúng đồng hồ sinh học.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, việc ngủ sớm cũng giúp người Nhật hạn chế ăn đêm tốt hơn. Bởi họ hiểu rằng thói quen xấu này sẽ làm tăng gánh nặng cho nhiều cơ quan nội tạng, nhất là gan và thận, dạ dày. Trong thời điểm đáng lẽ cần được nghỉ ngơi, phục hồi thì chúng lại phải làm việc quá sức để đẩy nhanh quá trình giải độc và trao đổi chất, làm suy giảm chức năng và dễ mắc bệnh.
2. Ăn chậm và nhai kỹ
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm, cách ăn của người Nhật cũng hướng đến việc làm sao để tốt cho sức khỏe, sống lâu hơn. Ăn chậm và nhai kỹ là điểm quan trọng nhất trong khi ăn uống.
Nếu ăn quá nhanh, nhai không kỹ, thức ăn sẽ chuyển đến dạ dày khi vẫn còn ở dạng thô để tiếp tục quá trình tiêu hóa. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày. Nó cũng tăng nguy cơ đau dạ dày, khó tiêu hóa, thậm chí là nuốt phải dị vật.
Ăn nhanh trong một thời gian dài còn có thể khiến dây thần kinh vị giác vẫn ở trạng thái hưng phấn, ảnh hưởng xấu đến vị giác. Đồng thời làm tăng insulin và dễ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, ăn nhanh còn khó kiểm soát lượng thức ăn nạp vào. Từ đó dễ gây thừa cân, béo phì - đây đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật và làm giảm tuổi thọ.
3. Duy trì tâm trạng vui vẻ, tránh tức giận
Tâm trạng vui vẻ, thái độ sống tích cực ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ. Vì vậy mà giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, tránh tức giận từ lâu đã trở thành 1 trong những bí quyết sống lâu nổi tiếng của người Nhật.
Ảnh minh họa
Y học cổ truyền cho rằng, nếu một người bị trầm cảm trong thời gian dài, căng thẳng quá mức sẽ khiến khí huyết trong cơ thể bị tắc nghẽn, chất độc tích tụ. Đồng thời, quá trình trao đổi chất của các cơ quan khác nhau bị chặn lại, như vậy sẽ không hề tốt cho sức khỏe. Hay nói cách khác là “bệnh tật từ tâm mà ra”.
Chưa kể, tâm trạng tiêu cực, hay tức giận còn làm rối loạn nội tiết tố và ảnh hưởng tới mọi cơ quan trong cơ thể. Nó cũng khiến cho não bộ nhanh bị lão hóa hơn, tư duy logic và khả năng ghi nhớ ngày càng suy giảm. Tâm trạng xấu còn rất hại cho gan và khiến ngoại hình của chúng ta già đi trông thấy.
4. Tắm nắng
Ít người biết rằng tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên lại có thể giúp chúng ta khỏe mạnh và sống lâu hơn. Trong khi đó, nhịp sống hối hả và môi trường đô thị khiến ngày càng nhiều người ít khi được đắm mình trong ánh nắng mặt trời.
Theo các chuyên gia, tắm nắng thúc đẩy sự hình thành vitamin, cải thiện khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và cũng ngăn ngừa cận thị cho con người. Đặc biệt, ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào nhất. Từ đó giúp cơ thể hấp thụ canxi và phospho từ các nguồn thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, có tác dụng tăng cường sức khỏe xương.
Ảnh minh họa
Tắm nắng cũng được coi là bài thể dục hữu hiệu cho tim. Ánh nắng mặt trời làm tăng lưu thông máu, đặc biệt ở các tĩnh mạch, giảm cholesterol và nhu cầu tiêu thụ oxy ở cơ tim, giúp điều hòa huyết áp, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nhưng có một lưu ý quan trọng là tắm nắng cũng cần đúng cách mới có thể khỏe mạnh và sống lâu. Thời điểm tắm nắng an toàn là 7- 9 giờ sáng đối với mùa đông, 6h30 - 7h30 sáng đối với mùa hè và không nên tắm nắng quá 30 phút.
5. Uống nước vào đúng thời điểm
Một việc đơn giản, cần thiết như uống nước nếu biết tận dụng cũng có thể trở thành bí quyết gìn giữ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Từ lâu, người Nhật Bản nổi tiếng sống lâu cũng là nhờ uống nước đúng thời điểm.
Đầu tiên, họ không thường chờ khi khát mới bắt đầu uống nước mà sẽ uống nước chủ động vào nhiều thời điểm trong ngày. Đặc biệt là không quên uống 1 cốc vào 2 “khung giờ vàng” trong ngày. Đầu tiên là 30 phút trước khi đi ngủ ban đêm và thứ hai là sáng sớm khi vừa mới ngủ dậy, bụng còn rỗng.
Ảnh minh họa
Thói quen này rất tốt cho tuần hoàn máu, tim mạch, não bộ, bài tiết và thải độc cho cơ thể. Tuy nhiên cần nhớ đó phải là nước lọc, tốt nhất là nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm nhẹ. Nhiệt độ nước tốt nhất không quá 45 độ C và nên uống từ từ từng ngụm nhỏ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nguồn và ảnh: Sohu, Aboluowang, Kknews
Thể thao & văn hóa